Thủ tục rút chân hương. Việt Nam là một trong những nước có nền văn hoá vô cùng đa dạng và phong phú với những phong tục. Và các tập quán được gìn giữ là lưu truyền cho đến ngày nay. Người Việt Nam luôn tin vào câu nói “ Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Nên mọi người luôn làm đúng theo những phong tục tập quán mà ông bà xưa dạy bảo nhằm đem đến sự may mắn. Bình an và tránh phạm vào những điều đại kỵ.
Đặc biệt là vào những dịp lễ Tết thì có một việc mà hầu hết nhà nào cũng thực hiện đó là “ Rút chân hương”. Đây là thủ tục hết sức quan trọng vào dịp trước Tết. Mà được mọi người thực hiện vô cùng trang nghiêm và cẩn thận. Vậy việc “ Rút chân hương” có ý nghĩa gì đặc biệt và các bước thực hiện ra sao để tránh phạm phải những điều đại kị?
Ý NGHĨA CỦA VIỆC RÚT CHÂN HƯƠNG
Bàn thờ cúng trong gia đình là một nơi vô cùng trang nghiêm thể hiện sự tôn trọng của mọi người với các vị thần linh cũng như tổ tiên của gia đình.
Chính vì vậy, bàn thờ cúng luôn được gia chủ dọn dẹp, lau chùi sạch sẽ và bày cúng hoa tươi và trái cây để thể hiện sự tôn kính của mình lên bề trên và tổ tiên.
Đặc biệt, “ Bát hương” chính là một điều đặc biệt thể hiện sự thành kính, linh thiêng và những ước nguyện của gia chủ.
Theo các nhà phong thuỷ, trong gia đình không nên tác động đến “ Bát hương” hay tự ý di chuyển đến một vị trí khác vì nếu làm vậy sẽ ảnh hưởng không tốt đến việc thờ cúng các vị thần cũng như tổ tiên trong gia đình.
Thông thường, trong một gia đình sẽ có ba loại “ Bát hương” để thờ cúng như sau:
Bát hương thờ cúng Phật: nhằm thể hiện ước nguyện bình an, mong cầu sự bình thản nơi tâm hồn và một cuộc sống an yên không sầu không bi.
Bát hương thờ cúng các vị Thần: là nơi thờ các vị thần như: Thần Tài, Thổ Địa, Ông Táo,… nhằm cầu mong các vị Thần sẽ mang đến cho gia chủ sự may mắn, tiền tài, công việc thuận lợi, thuận buồm xuôi gió.
Bát hương thờ cúng Tổ Tiên: thể hiện sự thành kính, lòng biết ơn và luôn nhớ đến Tổ Tiên và nguồn cội của mình.
Tuy nhiên, theo quan niệm của người xưa thì “ Bát hương” càng đầy và nhiều chân hương thì càng đem đến cho gia chủ nhiều sự may mắn.
THỜI GIAN NÀO LÀ THÍCH HỢP ĐỂ RÚT CHÂN HƯƠNG?
Khoảng thời gian mà hầu hết gia đình nào cũng sẽ thực hiện rút chân hương là vào dịp tiễn ông Táo về trời vào ngày 23 Tết hằng năm.
Việc rút chân hương sao khi tiễn ông Táo về trời nhằm giúp cho nơi ở của các vị Thần được gọn gàng và sạch sẽ khi các vị quay về vào năm mới. Theo các nhà phong thủy thì việc rút chân hương cần được thực hiên vào những ngày tốt lành và gia chủ rãnh rỗi, không vướng bận công việc để mang lại sự tốt lành và may mắn cho gia đình.
Ngoài ra, mọi người cũng có thể rút chân hương vào những ngày giỗ lớn trong gia đình. Việc rút chân hương không qui định ngày cụ thể. Tuy nhiên đây là một việc làm hết sức linh thiêng nên cần xem xét. Và lựa chọn ngày cho thật kĩ càng.
AI SẼ LÀ NGƯỜI PHÙ HỢP ĐỂ THỰC HIỆN VIỆC RÚT CHÂN HƯƠNG?
Người sẽ thực hiện rút chân hương thường sẽ là gia chủ. Hoặc người lo việc thờ cúng và dọn dẹp bàn thờ trong gia đình .Tuy nhiên, trước khi tiến hành thì người đảm nhiệm trọng trách này cần phải tắm rửa sạch sẽ. Trang phục chỉnh tề, đầu tóc gọn gàng và đặc biệt là phải rửa tay thật sạch.
Xem thêm: https://www.batdongsanhungphat.vn/huong-nha-phong-thuy-theo-tuoi-vo-chong.html/
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH RÚT CHÂN HƯƠNG
BƯỚC 1 : CHUẨN BỊ CÁC VẬT DỤNG CẦN THIẾT
Lưu ý: các vật dụng được gia chủ sử dụng trong quá trình rút chân hương đều phải mới và sách sẽ. Không bị bám bụi hoặc có vết bẩn. Các vật dụng cần có như sau:
Rượu: dùng một ít rượu trắng sau đó thêm vào vài lát rừng giã nhuyễn.
Một chậu nước sạch
Một tấm vải hoặc một tờ giấy trắng sạch sẽ
Hai cái khăn lau mới và sạch
Lọ nước hoa (có thể không dùng)
BƯỚC 2 :THẮP HƯƠNG VÀ ĐỌC BÀI KHẤN ĐỂ XIN CÁC VỊ THẦN, TỔ TIÊN ĐƯỢC RÚT CHÂN HƯƠNG
Thắp một nén hương và bắt đầu đọc bài khấn. Sau khi hương đã tàn hết thì bắt đầu rút chân hương.
BƯỚC 3 : RÚT CHÂN HƯƠNG
Tiến hành rút chân hương một cách cẩn thận và nhẹ nhàng. Dùng một tay để giữ bát hương tránh cho bị lệch vị trí. Và tay còn lại từ từ rút chân hương ra, hạn chế việc làm rơi tro ra ngoài quá nhiều. Đặt chân hương lên tấm vải hoặc tờ giấy.
Lưu ý: Không rút hết chân hương có trong bát hương. Mà phải để lại một ít nhưng phải là số lẻ. Thông thường, mọi người sẽ để lại chân hương theo số lẻ như: 3,5,7,9.
BƯỚC 4 : LAU BÁT HƯƠNG
Dùng khăn sạch đã chuẩn bị thấm rượu rừng sau đó lau sạch bát hương.
BƯỚC 5: RỬA SẠCH VÀ LAU CHÙI BÌNH HOA, ĐÈN, ĐĨA ĐẶT TRÁI CÂY,… TRÊN BÀN THỜ
Dùng một cái chậu sạch đựng tất cả các vật dụng nói trên và mang đi rửa sạch và lau chùi thật khô ráo.
Lưu ý: chén rượu không được lau mà chỉ dùng nước sôi để tráng lại.
BƯỚC 6: XỬ LÝ CHÂN HƯƠNG
Chân hương sau khi rút gói lại cẩn thận và cất vào một nơi sạch sẽ. Sau đó, đem chân hương đốt thành tro và rãi xuống sông.
Lưu ý: Tuyệt đối không được đem chân hương bỏ vào thùng rác hoặc các nơi không sạch sẽ.