Nhằm cung cấp cho khách hàng các thông tin bổ ích về Bản đồ hành chính Quận 3, dưới đây là những nội dung đã được tổng hợp từ nhiều nguồn đáng tin cậy trên internet:
Thông tin cơ bản vị trí địa lý Quận 3:
Phía Bắc Quận 3 tiếp giáp Phú Nhuận; Phía Đông Nam có ranh giới là đường Hai Bà Trưng và phía Đông Bắc tiếp giáp Quận 1; phía Tây Nam có ranh giới là đường Nguyễn Thị Minh Khai giáp Quận 10 qua đường Cách mạng tháng Tám ở phía Nam thì tiếp giáp với đại lộ Lý Thái Tổ được ngăn cách với Quận 10.
Quận 3 ở Thành Phố Hồ Chí Minh có 14 phường từ Phường 1 đến Phường 14.
Quận 3 có tổng diện tích: 4,9 km²
Dân số Quận 3 vào năm 2019 là: 190.000 người
Thời Pháp thuộc:
Theo nghị định của Thống đốc Nam Kỳ sau khi chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ, vào ngày 12 tháng 4 năm 1861, chính quyền Pháp đã thành lập thành phố Sài Gòn, trên địa bàn một số thôn của hai tổng bao gồm: Bình Trị Thượng và Bình Trị Trung thuộc huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định. Địa giới hành chính của thành phố Sài Gòn lúc ban đầu chỉ gồm một phần của hai quận đó là Quận 1 và Quận 3 hiện nay. Vào tháng 1 năm 1877, Sài Gòn được Tổng thống Pháp công nhận là thành phố loại I, Toàn quyền Đông Dương bổ nhiệm người đứng đầu là viên Đốc lý.
Tháng 9 năm 1889, thành phố Sài Gòn được chia làm hai quận cảnh sát (arrondissement policier) là Quận 1 và Quận 2, vị Quận trưởng cảnh sát đứng đầu mỗi quận cảnh sát (Commissaire). Quận 3 được lập thêm vào tháng 12 năm 1920.
Ngày 27 tháng 4 năm 1931, thành phố Sài Gòn hợp nhất với thành phố Chợ Lớn thành một đơn vị hành chính mới gọi là Khu ( hay còn được gọi là “ Địa phương” ở một số tài liệu) Sài Gòn – Chợ Lớn ( Région Saigon – Cholon ou Région de Saigon – Cholon) do Tổng thống Pháp ký sắc lệnh.
Ngày 30 tháng 6 năm 1951, sắc lệnh số 311-cab/SG được ký bởi Thủ tướng chính quyền Quốc gia Việt Nam nhằm đổi tên Khu Sài Gòn – Chợ Lớn thành Sài Gòn – Chợ Lớn. Quận 3 lúc bấy giờ thuộc Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn.
Thời Việt Nam Cộng hòa:
Ngày 22 tháng 10 năm 1956 Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm đổi tên Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn thành Đô thành Sài Gòn theo sắc lệnh số 143/NV. Lúc này, Quận 3 lại thuộc Đô thành Sài Gòn.
Ngày 27 tháng 3 năm 1959, Nghị định số 110-NV do Tổng thống Việt Nam Cộng hòa ban hành về việc phân chia sáu quận đang có thành tám quận mới gồm: Nhất, Nhì, Ba, Tư, Năm, Sáu, Bảy và Tám ( ngoài ba quận: Nhất, Nhì, Ba được giữ nguyên thì các quận còn lại đều đổi tên đồng thời thay đổi địa giới hành chính). Lúc này,địa giới quận 3 cũ trùng với quận Ba, gồm có 5 phường: Chí Hoà, Bàn Cờ, Yên Đổ, Đài Chiến Sĩ, Trương Minh Giảng.
Năm 1962, phường Đài Chiến Sĩ ở quận Ba giải thể; sáu phường được lập mới: Cộng Hòa, Cư Xá Đô Thành, Hiền Vương, Lê Văn Duyệt, Phan Đình Phùng và Phan Thanh Giản. Vào lúc này quận đã có tổng cộng 10 phường.
Năm 1969 có 2 quận là Ba và Năm tách đất để lập mới quận Mười với 4 phường (Minh Mạng, Nguyễn Tri Phương, Phan Thanh Giản, Chí Hòa). Như vậy quận Ba chỉ còn 8 phường.
Năm 1974 ở quận Ba ( quận 3) lập thêm phường Trần Quang Diệu (quận này giờ có 9 phường). Đến ngày 29 tháng 4 năm 1975, quận Ba đã bao gồm 9 phường. Gồm Cộng Hòa, Cư Xá Đô Thành, Bàn Cờ, Hiền Vương, Phan Đình Phùng, Lê Văn Duyệt, Yên Đổ, Trần Quang Diệu, Trương Minh Giảng. Thông tin quy hoạch quận 3 TPHCM
Năm 1975 đến nay:
Ngày 30 tháng 4 năm 1975 sau khi Đô thành Sài Gòn và các vùng lân cận. Được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tiếp quản. Ngày 3 tháng 5 năm 1975 thành lập thành phố Sài Gòn – Gia Định. Thời điểm này, Quận 3 (Quận Ba) thuộc Thành phố Sài Gòn – Gia Định đến tháng 7 năm 1976.
Ngày 20 tháng 5 năm 1976 theo quyết định số 301/UB của Ủy ban nhân dân Cách mạng thành phố Sài Gòn – Gia Định. Đã sắp xếp lần hai tổ chức hành chính TP Sài Gòn – Gia Định. Theo đó, vẫn tiếp tục giữ nguyên Quận 3 cũ có từ trước. Lúc này, giải thể các phường cũ đồng thời lập các phường mới. Có diện tích cũng như dân số nhỏ hơn và mang tên số. Quận 3 có 25 phường, bắt đầu từ 1 đến 25.
Ngày 2 tháng 7 năm 1976,Thành phố Hồ Chí Minh chính thức là tên mới của thành phố Sài Gòn – Gia Định. Do Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Khóa VI vào kỳ họp thứ 1 chính thức đổi tên. Quận 3 thành quận trực thuộc Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 12 tháng 9 năm 1981, ba phường giải thể là: 2, 4 và 6. Nhập vào các phường kế cận địa bàn các phường giải thể. Số lượng phường trực thuộc quận 3 giảm còn 22. Thông tin quy hoạch quận 3 TPHCM
Ngày 26 tháng 8 năm 1982
Căn cứ theo Quyết định số 147-HĐBT[4] của Hội đồng Bộ trưởng, quận 3 giải thể Phường 16, 18. Các phường kế cận nhập vào địa bàn các phường giải thể. Số phường trực thuộc quận 3 chỉ còn 20:
Phường 16 được giải thể để sáp nhập vào Phường 15 và Phường 17.
Phường 18 giải thể để sáp nhập vào Phường 21.
Ngày 17 tháng 9 năm 1988, trừ Phường 1 và Phường 3 không có gì thay đổi. Quận 3 đã giải thể 18 phường còn lại, thay thế bằng 12 phường. Mang số mới: 2, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13 và 14. Như vậy, quận 3 tổng cộng chỉ còn 14 phường. Sự phân chia đơn vị hành chính này đã ổn định đến ngày nay. Thông tin quy hoạch quận 3 TPHCM