Thông tin quy hoạch quận 2 TPHCM

Thông tin quy hoạch quận 2 TPHCM. Phía Đông của TP Hồ Chí Minh là Quận 2 – nơi mà bất động sản ở đây đang trở thành cơn sốt. Nhiều dự án tại Quận 2 được săn đón rất nhiệt tình vì thế đây cũng là một trong những nơi mà quý khách hàng nên tham khảo đầu tư.

Vị trí địa lý:

Phía Đông: giáp Quận 9.

Phía Tây: giáp Quận 4, Quận Bình Thạnh Quận 1 và Quận 1 .

Phía Nam: giáp sông Sài Gòn.

Phía Bắc: giáp với Quận Bình Thạnh và Quận Thủ Đức.

Tổng 11 phường: phường Bình Trưng Tây, phường An Khánh, phường An Lợi Đông, phường Thủ Thiêm, phường Thạnh Mỹ Lợi, phường An Phú, phường Bình An, phường Bình Khánh, phường Bình Trưng Đông, phường Cát Lái, phường Thảo Điền.

Diện tích : 50 km²

Dân số tính đến năm 2019: 180.000 người

Bản đồ quy hoạch chung Quy hoạch Quận 2

Quận 2 và một số thông tin cơ bản

Thời Pháp thuộc:

Sài Gòn được phân chia ra 2 quận cảnh sát: Quận 1 và Quận 2 vào năm 1989.

Tổng thống Pháp đã ký sắc lệnh hợp nhất thành phố Sài Gòn và thành phố Chợ Lớn thành một đơn vị hành chính mới gọi là Khu Sài Gòn – Chợ Lớn vào tháng 4 năm 1931.

Thủ tướng chính quyền Quốc gia Việt Nam thông qua sắc lệnh số 311-cab/SG để đổi tên Khu Sài Gòn – Chợ Lớn thành Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn vào tháng 6 năm 1951 . Khi đó, Quận 2 thuộc Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn.

Thời Việt Nam Cộng hòa

Ngày 22 tháng 10 năm 1956 Tổng thống Việt Nam Cộng hòa đương thời là Ngô Đình Diệm ra quyết định thay tên Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn thành Đô thành Sài Gòn. Quận 6 lúc bấy giờ đang thuộc Đô thành Sài Gòn.

Đến tháng 3 năm 1959, ông tiếp tục ban hành Nghị định số 110-NV từ 6 quận đang có phân thành 8 quận mới những vẫn giữ quận Nhứt, Nhì, Ba và từ quận Tư, Năm, Sáu, Bảy và Tám đều được phân chia lại địa giới hành chính mới. Khi đó, Quận 2 đang trùng với phần đất của Quận 2 cũ; gồm 4 phường là Cầu Kho, Cầu Ông Lãnh, Nhà thờ Huyện Sĩ, Chợ Bến Thành.

Trước những năm 75, Dinh Độc Lập được xem là một trong những công trình đáng tự hào của Sài Gòn.

Đến năm 1962 3 phường là Bùi Viện, Nguyễn Cư Trinh và Nguyễn Cảnh Chân được lập thêm tại Quận 2. Theo đó thì quận này có tổng cộng là 7 phường hiện hữu.

Chợ Bến Thành vào năm 1972 cũng được đổi tên thành Phường Bến Thành.

Tính đến tháng 4 năm 1975 thì Quận 2 có tổng là 7 phường như: Bến Thành, Nguyễn Cư Trinh, Bùi Viện, Cầu Ông Lãnh, Nguyễn Cảnh Chân, Cầu Kho, Nhà thờ Huyện Sĩ.

Giai đoạn 1975-1976

Vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, sau khi Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tiếp quản Đô thành Sài Gòn và các vùng lân cận. Đến ngày 3 tháng 5 năm 1975 thành lập thành phố Sài Gòn – Gia Định. Mãi đến tháng 5 năm 1976 thì Quận 2 vẫn được xem là thuộc thành phố Sài Gòn – Gia Định ngày trước. Bên cạnh đó, do các phường lúc bấy giờ có dân cư thưa thớt và diện tích hẹp nên Quận 2 sẽ lập thêm Phường mới dựa vào Phường Nhà thờ Huyện Sĩ và Phường Bến Thành. Vì vậy, Quận 2 lúc này còn 6 phường.

Theo quyết định số 301/UB của Ủy ban Nhân dân Cách mạng thành phố Sài Gòn – Gia Định) tổ chức hành chính thành phố Sài Gòn – Gia Định được sắp xếp lần hai vào ngày 20 tháng 5 năm 1976. Dựa trên quyết định này, Quận 1 và Quận 2 cũ được hợp lại thành 1, gọi là Quận 1. Quận 2 cũ bị đưa vào giải thể. Thông tin quy hoạch quận 2 TPHCM

Từ năm 1997 đến nay:

Đầu năm 1997, Nghị quyết số 03-CP được Chính phủ Việt Nam ban hành, nội dung là thành lập quận và phường mới trực thuộc TP Hồ Chí Minh. Nội dung cụ thể như sau:

1. Từ diện tích đất và dân số của các xã như xã Thạnh Mỹ Lợi thuộc huyện Thủ Đức, xã An Phú, xã Thủ Thiêm, xã Bình Trưng, xã An Khánh để lập nên Quận 2. Từ đó Quận 2 có tổng diện tích đất là 5.020 ha và 86.027 dân khẩu.

2. Các phường thuộc Quận 2 được thành lập cụ thể như:

Từ 1.042 ha diện tích đất và 6.724 dân khẩu trực thuộc xã An Phú để lập ra Phường An Phú. Từ đó, phường này có tổng diện tích là 1.042 ha và 6.724 dân khẩu.

Từ 375 ha đất và 6.714 dân khẩu thuộc xã An Phú lập ra phường Thảo Điền. Phường này có tổng diện tích là 375 ha và 6.714 dân khẩu.

Từ 169 ha đất và 12.865 dân khẩu của xã An Khánh để lập ra Phường An Khánh . Từ đó, phường này có tổng là 169 ha đất và 12.865 dân khẩu.

Dựa trên 226 ha đất và 6.580 dân khẩu thuộc xã An Khánh lập ra Phường Bình Khánh. Tổng diện tích sau thay đổi là 226 ha đất và 6.580 dân khẩu.

Từ 169 ha đất và 6.774 dân khẩu thuộc xã An Khánh lập ra Phường Bình An.

Từ 135 ha đất và 9.325 dân khẩu thuộc xã Thủ Thiêm lập ra Phường Thủ Thiêm.

Từ 385 ha đất và 5.068 dân khẩu thuộc xã Thủ Thiêm lập Phường An Lợi Đông.

Từ 222 ha đất và 7.832 dân khẩu thuộc xã Bình Trưng lập ra Phường Bình Trưng Tây.

Từ 345 ha đất và 10.496 dân khẩu thuộc xã Bình Trưng để lập nên Phường Bình Trưng Đông .

Từ 669 ha đất và 6.567 dân khẩu thuộc xã Thạnh Mỹ Lợi lập ra Phường Cát Lái .

Từ 1.283 ha đất và 7.091 dân khẩu của xã Thạnh Mỹ Lợi lập ra Phường Thạnh Mỹ Lợi.

Sự thay đổi này vẫn giữ nguyên cho đến hiện tại

Đến cuối năm 2020 có dự kiến rằng Phường An Khánh và Phường Thủ Thiêm. Sẽ được sáp nhập. Ngoài ra, Phường Bình An cũng được sáp nhập vào Phường Bình Khánh. Thông tin quy hoạch quận 2 TPHCM

Thông tin quy hoạch huyện Bến Lức tỉnh Long An

 

5/5 - (1 bình chọn)
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan