Pháp lý căn hộ Shophouse. Chắc hẳn Shophouse hay còn gọi là nhà phố thương mại là một khái niệm còn khá mới đối với nhiều người Việt Nam. Nhưng những người hay tiếp xúc với thị trường bất động sản nhiều thì cũng không còn xa lạ với khái niệm này. Với lợi thế hai trong một vừa kinh doanh vừa ở. Nên đây đang là một trong loại hình bất động sản được ưa chuộng nhất thời điểm hiện nay. Tuy nhiên, do là loại hình mới vẫn chưa có tên trong luật Việt Nam. Nên khi ra quyết định sở hữu cho mình một căn Shophouse. Mọi người thường vì điểm mạnh của nó mà bỏ quên những pháp lý cần biết khi mua Shophouse.
1. Khung pháp lý Shophouse hiện nay
Trong các văn bản pháp luật liên quan đến xây dựng, nhà ở, đầu tư, đất đai hay kinh doanh bất động sản,…đều chưa có một quy định cụ thể về khái niệm mới lạ này. Do đó vẫn còn rất nhiều điều chưa rõ ràng xung quanh vấn đề tính pháp lý của Shophouse.
1.1. Các quy định về sử dụng căn hộ Shophouse
Hiện nay có hai loại Shophouse và hai loại này được quy định về khung pháp lý về sở hữu cũng như sử dụng khác nhau.
Đầu tiên là Shophouse thuộc khối đế của các tòa chung cư
Về thời hạn sở hữu thì chủ sở hữu có 50 năm, nhưng nếu hết thời hạn, nếu có thêm nhu cầu sở hữu căn hộ thì Nhà nước vẫn có thể cho gia hạn quyền sở hữu.
Nếu muốn sử dụng cả hai chức năng của căn hộ là kinh doanh và ở thì những căn Shophouse đó phải nằm trong các dự án đã được cấp phép sử dụng, vào mục đích kinh doanh để kết hợp để ở.
Tuy nhiên một điều bất tiện là đây không được tính là một loại hình nhà để ở nên các cơ quan chức năng không cho phép đăng ký tạm trú, tạm vắng tại địa chỉ này.
Còn về các Shophouse là các biệt thự thấp tầng xây dựng liền kề thì không có thời hạn sử dụng, các chủ sở hữu sẽ được cấp sổ đỏ lâu dài và được áp dụng các quy định pháp luật giống như biệt thự và nhà liền kề thông thường.
Nhưng Nhà nước tuyệt đối nghiêm cấm việc sử dụng bất động sản sai mục đích cho nên khu vực nhà ở và khu vực kinh doanh cần phải được tách biệt một cách rõ ràng.
1.2. Quy định pháp lý Shophouse về mua bán
Việc giao dịch mua bán Shophouse về tổng thể vẫn được tiến hành tương tự như thủ tục mua bán các loại hình khác. Tuy nhiên, tương tự như Condotel, đối với Shophouse, pháp luật vẫn chưa có những quy định cụ thể về khái niệm này. Do đó, khi có tranh chấp xảy ra thì việc xử lý khá phiền phức cũng như sẽ có nhiều khúc mắc.
Thông thường những tranh chấp này sẽ được xử lý dựa trên khung pháp lý bất động sản. Cũng như cả hợp đồng mua bán, cho thuê. Vì thế loại hình bất động sản này cũng sẽ chịu sự điều chỉnh của Luật Dân sự.
2. Shophouse và những cơ hội đầu tư rộng mở trong tương lai
Shophouse ngày càng được ưa chuộng. Bởi những lợi thế mà các loại hình khác khó có được và tự mình có tiềm năng sinh lời cao. Đây là một cơ hội đầu tư tốt với những ưu thế sau đây:
Vị trí đắc địa do tính chất riêng biệt nên được xây dựng ở những nơi có giao thông thuận lợi. Và lưu lượng người qua lại lớn. Và đây thường là những khu vực có vị trí đẹp nhất trong cả dự án. Chúng có khả năng thu hút được lượng khách từ chính khu đô thị.
Số lượng Shophouse được phân phối khá hạn chế. Thường chỉ nằm ở tỷ lệ 5% trên tổng số căn hộ.
Tiềm năng lợi nhuận cao từ việc cho thuê. Theo những người có chuyên môn trong ngành bất động sản thì tỷ lệ lợi nhuận. Có thể thu được từ việc đầu tư Shophouse lên tới 8-12% một năm. Tỷ lệ này cao hơn nhiều so với việc cho thuê các căn hộ chung cư thông thường. Hay gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng.
Là bất động sản có tính thanh khoản cao. Do hội tụ đầy đủ các ưu điểm về vị trí cũng như số lượng. Nên Shophouse có sức hút lớn hơn hẳn các hình thức bất động sản khác. Các chủ đầu tư cứ yên tâm, không cần lo lắng hay đau đầu về việc cho thuê hay mua bán.
Hy vọng sau khi tham khảo xong bài viết này các bạn sẽ hiểu nhiều hơn về pháp lý Shophouse. Để có kiến thức đầu tư an toàn hơn.
Xem thêm: https://www.batdongsanhungphat.vn/meo-chup-anh-bat-dong-san.html/