Những khó khăn của nghề môi giới bất động sản hiện nay. Bất cứ ngành nghề nào cũng đều có khó khăn của riêng nó, và nghề môi giới bất động sản cũng có những khó khăn mà người làm nó sẽ gặp phải, vậy phương án để giải quyết và kinh nghiệm chốt sale như thế nào?
Kinh doanh bất động sản nói chung và môi giới bất động sản nói riêng được coi là một trong những ngành nghề đang lôi kéo rất nhiều sự quan tâm của mọi người. Bởi vì ngành nghề này giúp rất nhiều người có cơ hội đổi đời hoặc giúp họ trao dồi thêm nhiều kỹ năng cùng một lúc.
Tuy nhiên, nghề môi giới bất động sản cũng có nhiều khó khăn và thử thách mà những người môi giới bất động sản sẽ gặp phải. Do đó, nếu không trang bị kiến thức, và không có chiến thuật và kỹ năng giải quyết vấn đề tốt thì ắt hẳn sẽ khó mà làm được lâu dài trong công việc này.
Vì vậy, bài viết ngày hôm nay sẽ nêu ra một số khó khăn của nghề môi giới bất động sản và cách giải quyết ra sao?
1. Góc nhìn chung về nghề môi giới bất động sản
Nghề môi giới bất động sản là việc làm “trung gian” cho các bên trong việc mua bán, chuyển nhượng, và cho thuê BĐS, và ngành nghề này đã được quy định trong Khoản 2 Điều 3 Luật Kinh doanh bất động sản 2014.
Nhìn chung, các công việc mà một nhân viên môi giới bất động sản sẽ làm là:
– Nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách hàng tiềm năng phù hợp với phân khúc BĐS từ các kênh bán hàng, nền tảng mạng xã hội. Các kênh bán hàng, và các nền tảng mạng xã hội gồm: Telesale, mối quan hệ cá nhân, phát tờ rơi, quảng cáo Facebook, Google Ads, SEO website,…
– Cung cấp, tư vấn các thông tin, giải đáp các thắc mắc cho khách hàng về BĐS, bao gồm: vấn đề về pháp lý, vị trí, giá bán, chủ đầu tư, phương thức thanh toán,…
Tóm lại, nhân viên môi giới BĐS đóng vai trò quan trọng trong việc kinh doanh BĐS, Bởi vì họ là cầu nối giữa bên mua và bên bán, giúp các giao dịch mua bán diễn ra thuận lợi, và thành công.
2. Khó khăn của nghề môi giới BĐS
Có rất nhiều chướng ngại mà nhân viên môi giới bất động sản sẽ gặp phải và 03 khó khăn dưới đây là những khó khăn phổ biến nhất mà những người trong nghề môi giới thường gặp hiện nay
2.1. Chưa trang bị đủ kiến thức để tư vấn khách hàng
Một điều mà có đến 90% người mới vào nghề đều gặp phải khi bước chân vào công việc này là thiếu kiến thức. Mỗi ngành nghề đều cần phải trang bị những kiến thức riêng liên quan đến lĩnh vực đó và có một ngôn ngữ riêng, và kinh doanh bất động sản cũng vậy.
Đầu tiên, bạn cần củng cố kiến thức của bản thân, phân biệt được các loại hình BĐS như: Đất nền, chung cư, Shophouse, biệt thự,…. Tiếp đến là trang bị các kiến thức liên quan vấn đề về luật như: Pháp lý BĐS, thủ tục mua bán, đặt cọc,…
Bên cạnh đó, nếu bạn có chút hiểu biết về phong thủy thì chính. Là điểm cộng sáng giá để khi tư vấn khách hàng sẽ càng cuốn hút, và hấp dẫn hơn. Nếu bạn không trang bị những kiến thức cơ bản và kỹ năng mềm cần thiết cho bản thân. Chắc chắn bạn sẽ khó thành công với công việc này.
Lời khuyên: Nếu bạn mới bước chân vào công việc này và chưa có nhiều kiến thức và kinh nghiệm. Thì hãy dành thời gian để học hỏi và trau dồi thêm bản thân. Học hỏi càng nhiều bạn sẽ càng có thêm nhiều kiến thức. Và thông tin, hiểu càng sâu thì càng thuận lợi cho công việc sau này.
Bạn nên nhớ đầu tư cho bản thân sẽ không bao giờ lỗ.
2.2. Tài chính kinh tế hạn chế
Vấn đề về tài chính là một khó khăn của nghề môi giới BĐS mà hầu như ai cũng mắc phải. Phần lớn nhân viên môi giới bất động sản là những người chưa có nhiều kinh nghiệm. Mới tìm hiểu lĩnh vực BĐS, sinh viên mới ra trường hoặc người làm trái nghề. Và họ đến với thị trường bất động sản với mong muốn đổi đời, làm giàu nhanh. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc họ thường bắt đầu với 02 bàn tay trắng.
Với ngân sách eo hẹp dẫn đến việc việc đầu tư cho quảng cáo. Hoặc các kênh tìm kiếm khách hàng cũng sẽ khó khăn hơn. Hiển nhiên, nếu không quảng cáo thì việc tiếp cận các nguồn khách hàng sẽ bị hạn chế khiến cho cơ hội chốt sale càng thấp hơn.
Bên cạnh đó, đặc điểm của nghề môi giới chính là khoản hoa hồng và nó là nguồn thu nhập chủ yếu. Vì vậy nếu trong vòng từ 04 – 05 tháng bạn không chốt được giao dịch nào. Thì bạn sẽ không có đủ nguồn thu nhập để trang trải cuộc sống. Dẫn đến khiến bạn dễ bỏ việc.
Lời khuyên: Không phải môi giới nào vừa bước chân vào nghề cũng ngay lập tức có được khách hàng. Vì vậy nếu bạn chưa có hoặc kinh tế hạn hẹp thì bạn cần phải biết cân đối thu chi. Phù hợp để đảm bảo sinh hoạt hằng ngày.
Đối với những bạn sinh viên mới ra trường hoặc người chưa có vốn. Thì hãy xây dựng thương hiệu và uy tín của bản thân. Nếu bạn có đủ uy tín, chính trực thì khách hàng sẽ đặt niềm tin ở bạn. Và thực hiện giao dịch với bạn.
2.3. Những khó khăn trong việc chốt sale
Đây là một trong những khó khăn mà bất cứ nhân viên môi giới mới vào nghề nào cũng băn khoăn về nó. Tuy bạn đã có kiến thức và biết cách tư vấn cơ bản nhưng khách hàng vẫn cứ rời đi và không trở lại. Nhưng điều quan trọng là bạn lại không biết. Vì sao khách hàng bỏ qua sản phẩm và dịch vụ của bạn, nhưng nếu bạn gọi điện lại cho khách hàng. Và hỏi họ thì điều này sẽ khiến họ cảm thấy phiền hoặc tệ hơn là nghĩ rằng bạn lừa đảo. Vì vậy họ sẽ không nhấc máy.
Lời khuyên: Hãy học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước về vấn đề mà bạn đang gặp phải. Để xem cách giải quyết của họ như thế nào. Bạn nên học hỏi từ những người đáng tin cậy. Có nhiều kinh nghiệm và đã chốt được nhiều sản phẩm.
3. Một số kinh nghiệm để có thể chốt sale nhanh hơn
Ngoài một số khó khăn đã được đề cập thì nhân viên môi giới còn gặp nhiều vấn đề khác. Như: Phải tích cực làm việc 24/24 để tìm kiếm khách hàng như phát tờ rơi, gọi điện thoại, tìm nguồn hàng,… Tuy nhiên, dưới đây là một số kinh nghiệm cho các chiến dịch quảng cáo. Được các nhà môi giới thành công trong lĩnh vực này chia sẻ lại. Để có thể giúp bạn chốt sale nhanh hơn:
– Luôn tạo sự khan hiếm, sản phẩm còn giới hạn về BĐS với khách hàng. Ví dụ, dự án còn nhiều căn nhưng bạn khi bạn rao bán. “Hiện tại chỉ còn 01 hoặc 02 căn…” để tạo yếu tố khan hiếm thúc đẩy người mua.
– Luôn tạo độ hot, đẩy sức nóng cho các sản phẩm. Bằng cách ấn định các chương trình khuyến mãi hoặc thời gian bán hàng. Ví dụ: thêm các cụm như “Duy nhất hôm nay”, “Chỉ còn 02 ngày”, “02 tiếng cuối cùng”,… Để giúp khách hàng thấy được độ nóng của sản phẩm. Tăng tính cạnh tranh khi mua hàng.
– Tạo sức cạnh tranh cho sản phẩm.
– Nếu khách hàng đã được bạn đã tư vấn rõ ràng mọi thứ về dự án. Và họ đã hiểu chi tiết, thì hãy mạnh dạn nói khách hàng cọc trước để chọn vị trí đẹp.
Và với bài viết này đã chia sẻ một số khó khăn của nghề môi giới BĐS. Mà có lẽ ai cũng gặp phải và cách khắc phục chúng. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin. Và biết những “góc khuất” của nghề này và tìm ra hướng đi đúng cho bản thân.