Nhà Bè lên quận – bất động sản “lên hương”. Thị trường bất động sản ở Nhà Bè dự đoán sẽ tăng trưởng và tăng giá liên tục ở khoảng thời gian không xa. Đặc biệt là trên trục đường Nguyễn Hữu Thọ kéo dài thẳng đến cảng Hiệp Phước sẽ là một trong những khu vực phát triển đô thị năng động nhất khu Nam Sài Gòn.
Nhà Bè lên sẽ lên quận vào năm 2025
Dự kiến năm 2025, huyện Nhà Bè sẽ lên quận, bởi hiện nay chỉ còn khoảng 200 hộ dân làm nông nghiệp. Trong khi đó, trên địa bàn huyện Nhà Bè hiện nay, các đô thị lớn mọc lên dày đặc.
Mới đây, tại buổi làm việc với UBND huyện Nhà Bè, Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân cho rằng Nhà Bè đang ở giai đoạn chuyển từ huyện lên quận, và đây là đặc điểm lớn nhất của Nhà Bè. Theo kế hoạch, vào năm 2025, huyện Nhà Bè TP HCM sẽ lên thành quận Nhà Bè.
Chỉ có 200 hộ dân làm nông nghiệp
Ông Hoàng Tùng – Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè, cho biết cả huyện Nhà Bè chỉ còn 200 hộ dân làm nông nghiệp. Do đó, lãnh đạo UBND Thành phố đặc biệt lưu ý, nếu huyện xây dựng kế hoạch rõ ràng hơn thì cuối năm 2025 Nhà Bè sẽ trở thành một quận. Theo ông Hoàng Tùng, với số hộ dân làm nông nghiệp ít ỏi như vậy, huyện Nhà Bè sẽ có nhiều triển vọng lên quận hơn những huyện khác.
Không những thế, hiện nay, việc đầu tư xây dựng hạ tầng, quy hoạch các khu đô thị của huyện khá tốt. Cụ thế, mới đây, nút giao thông Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ đã được khởi công. Đây là nút giao thông quan trọng không chỉ với huyện Nhà Bè mà với cả khu Nam TP.HCM. Một công trình được chờ đợi quá lâu, kỳ vọng sẽ làm bật dậy cả khu vực giao thông, thương mại, cũng như an sinh xã hội cho khu vực.
Thành phố đã có chủ trương mở rộng đường Nguyễn Hữu Thọ, kết nối Nhà Bè lên trung tâm Quận 7, Quận 4, Quận 1.
Mặt khác, khu đô thị Cảng Hiệp Phước được kết nối giao thông sẽ tạo bước đột phá phát triển đô thị mạnh mẽ trong tương lai.
Ông Tùng cho rằng, một trong những điểm yếu của huyện Nhà Bè lâu nay là bị ngập do triều cường. Tuy nhiên, theo kế hoạch vào giữa năm nay, dự án chống ngập giai đoạn 1 hoàn thành và đưa vào vận hành, do đó, ngập do triều cường sẽ không còn nữa. Đường Lê Văn Lương cũng đã có dự án nâng cấp, mở rộng đường, sẽ được quy hoạch kéo dài hơn 10km, có điểm đầu giáp quận 4, đi qua quận 7, Nhà Bè đến điểm cuối tại Long Hậu, Cần Giuộc. Đoạn qua quận 7 được mở rộng lên 6 – 8 làn xe, lộ giới của đoạn này là 40m. Đoạn qua Nhà Bè sẽ xây mới cả 4 cầu Rạch Đỉa, cầu Long Kiểng, cầu Rạch Dơi, cầu Rạch Tôm, trong đó cầu Long Kiểng đang trong quá trình thi công.
Kích hoạt nhiều khu đô thị lớn
Không chỉ hạ tầng, việc quy hoạch phát triển các khu đô thị cũng được huyện Nhà Bè triển khai khá chỉn chu. Đơn cử, trục đường Nguyễn Hữu Thọ từ Quận 7 xuyên qua huyện Nhà Bè là con đường có những dự án trị giá nhiều tỷ USD đã được khởi động. Nổi trội lên là 1 đại dự án của Tập đoàn GS (đổi đất lấy hạ tầng cho tuyến đường Tân Sơn Nhất – Bình Lợi) với diện tích 350 ha đang triển khai giai đoạn 1. Ngay sát cạnh đó là khu đô thị Dragon City rộng gần 100 ha của Tập đoàn Phú Long. Cách đó không xa là đại khu đô thị cảng Hiệp Phước, siêu đô thị được quy hoạch có diện tích 3,911 ha, từng thu hút những tập đoàn lớn trên thế giới đến tìm hiểu đầu tư.
Theo Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân, một đơn vị mà kinh tế không phải là nông nghiệp thì không gọi là huyện được, nhưng hiện nay Nhà Bè chưa đạt quận.
Do đó, việc quy hoạch lên quận phải duyệt trước năm 2025.
Để lên quận, UBND huyện Nhà Bè cần có hướng thành lập hội đồng phát triển kinh tế dịch vụ, trung tâm khởi nghiệp sáng tạo, mời các chuyên gia kinh tế đến góp ý, thu hút các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp công nghệ cao. Đồng thời chú trọng xây dựng đô thị thông minh gắn với cải cách hành chính. Đặc biệt, phải chuẩn bị tốt cơ sở hạ tầng, quy hoạch sử dụng đất theo hướng phát triển kinh tế dịch vụ.
Huyện Nhà Bè muốn lên quận vào năm 2025
TP HCM với tốc độ tăng trưởng hơn 12%, thu ngân sách luôn đạt và vượt kế hoạch, huyện Nhà Bè đặt mục tiêu lên quận vào năm 2025.
“Khai thác tiềm năng và nguồn lực để phát triển kinh tế – xã hội, chuẩn bị các điều kiện cơ bản để Nhà Bè sớm trở thành quận là một trong những mục tiêu trọng yếu của huyện trong thời gian tới”, Phó Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè – ông Võ Phan Lê Nguyễn nói tại Hội nghị Phát triển Kinh tế – đô thị trên địa bàn huyện sáng 17/7.
Nhấn mạnh đây cũng là mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Nhà Bè nhiệm kỳ 2020 – 2025 hồi tháng 5 đã đặt ra, ông Nguyễn bày tỏ mong muốn các doanh nghiệp, các nhà đầu tư quan tâm đầu tư phát triển kinh tế – đô thị tại huyện.
“Chúng tôi cam kết sẽ đồng hành cùng các nhà đầu tư, tạo điều kiện để thúc đẩy đầu tư phát triển, nhất là lĩnh vực nhà ở, giao thông, môi trường, y tế, logistics,…”, lãnh đạo huyện Nhà Bè nói.
Theo ông Nguyễn, thời gian qua huyện đã có sự chuyển mình vượt bậc với tốc độ tăng trưởng đạt hơn 12%. Trong đó, lĩnh vực thương mại – dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn và tốc độ tăng trưởng cao nhất. Bộ mặt nông thôn, đô thị thay đổi nhanh chóng. Đời sống người dân được nâng lên cả về vật chất lẫn tinh thần.
Trong giai đoạn tới, huyện Nhà Bè tiếp tục thực hiện mục tiêu phát triển huyện theo định hướng đô thị bền vững, phù hợp với chủ trương phát triển đô thị thông minh của thành phố. Phát triển đô thị hạ tầng kỹ thuật nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế định hướng theo hướng thương mại, dịch vụ, công nghiệp.
Về định hướng phát triển nhà ở, ông Nguyên cho biết huyện sẽ đẩy nhanh tiến độ xây dựng khu đô thị mới Phước Kiển – Nhơn Đức.
Phát triển các dự án dọc tuyến đường 15B từ cầu Phú Xuân đến cầu Cần Giờ. Các dự án dọc theo đường Nguyễn Hữu Thọ. Khuyến khích phát triển các dự án nhà ở dọc theo hành lang đường Nguyễn Bình, quy hoạch nối dài đường – cầu Phước Lộc bà đường Phạm Hùng là một trong những trục hành lang chính song song với quốc lộ 50 để kết nối TP HCM với Long An, Tiền Giang. Khu quy hoạch đô thị mới xã Phước Kiển với định hướng kết nối quận 7 và Nhà Bè,…
Cũng theo lãnh đạo huyện Nhà Bè, địa phương này có lợi thế về sông, kênh rạch. Các tuyến giao thông đường thủy có thể kết nối với bến Bạch Đằng, Cần Giờ và các tỉnh miền Đông, Tây Nam Bộ. Do đó, các doanh nghiệp có thể đầu tư các công trình thủy, khai thác quỹ đất dọc các tuyến sông, rạch, kết nối với du lịch đường thủy.
Ngoài ra, huyện đã quy hoạch các khu đất để mời gọi các nhà đầu tư như:
166 ha tại xã Long Thới với định hướng là khu công viên du lịch.
50 ha ở xã Nhơn Đức với tiềm năng phát triển loại hình hoa vên nghĩa trang.
Khu vực phát triển công nghiệp phụ trợ và bến bãi logistics ở khu vực xã Long Thới (tiếp giáp với cao tốc Bến Lức – Long Thành, đường Nguyễn Hữu Thọ).
Khu đào tại Đại học khoảng 116 ha khu và trung tâm y tế kỹ thuật cao khoảng 41.9 hoặc xã Long Thới.
Huyện Nhà Bè cũng mong muốn các doanh nghiệp đầu tư một số khu tái định cư, các khu nhà ở tại xã Nhơn Đức và Phú Xuân để bố trí tái định cư cho các hộ dân phải giải tỏa trong các dự án.
Cách trung tâm TP HCM khoảng 10km về phía Nam, Nhà Bè có diện tích hơn 10,000 ha (xếp thứ 5 trong tổng số 24 quận, huyện của thành phố). Huyện được coi là cửa ngõ ra biển và cũng là trung tâm giao thông chính kết nối thành phố với các tỉnh miền Tây và Đông Nam Bộ bằng cả đường bộ lẫn đường thủy.
Những công trình trọng điểm đã và đang triển khai như:
Hầm chui – cầu vượt Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ kết nối huyện Nhà Bè với trung tâm quận 7, quận 4, quận 1.
Cao tốc Bến Lức – Long Thành, cầu Cần Giờ kết nối huyện Nhà Bè, Cần Giờ với các tỉnh miền Đông, Tây Nam Bộ.
Bên cạnh đó, khu đô thị cảng Hiệp Phước được kết nối giao thông cũng với tuyến Metro số 4 sẽ tạo bước đột phá phát triển đô thị mạnh mẽ trong tương lai.
Khu công nghiệp – cảng biển lớn nhất TP HCM gồm các cụm cảng nằm dọc theo sông Soài Rạp gồm cảng container quốc tế SPCT, Tân Cảng Hiệp Phước, cảng quốc tế Long An và khu công nghiệp Hiệp Phước đã thu hút hàng trăm dự án đầu tư với tổng số vốn hơn 43,000 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho hơn 10,000 lao động.
Theo Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân, huyện Nhà Bè huyện chỉ còn 350 ha đất làm nông nghiệp (chiếm khoảng 3% tổng diện tích), dự báo 5 năm nữa chỉ còn 109 hộ làm nông nghiệp.
Do đó, cơ cấu đất và số hộ làm nông nghiệp quá ít nên Nhà Bè có thể là huyện lên quận sớm nhất.
Theo Điều 6 Nghị định 62/2011, điều kiện để được lên quận thuộc thành phố trực thuộc Trung ương gồm: mật độ dân số từ 10,000 người/km2 trở lên; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp đạt từ 90% trở lên so với tổng số lao động; tỷ trọng công nghiệp – xây dựng và thương mại – dịch vụ – du lịch trong cơ cấu kinh tế đạt từ 90% trở lên; hệ thống các công trình hạ tầng đô thị được xây dựng đồng bộ và hoàn chỉnh; có quy hoạch phân khu đô thị được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Lợi thế Nhà Bè nhận được khi lên quận
Đầu tiên, không thể không kể đến việc người dân sẽ được hưởng các cơ chế chính sách của một quận nội thành. Nhất là việc được gia tăng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, các chính sách an sinh xã hội. Đồng thời, tăng số lượng cán bộ nhà nước, cảnh sát khu vực, an ninh tốt hơn. Từ đó chất lượng đời sống của người dân sẽ nâng lên rất nhiều.
Thứ 2, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng cũng thay đổi, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội được đầu tư nhiều hơn, tổng mức đầu tư xã hội cho địa bàn sẽ tăng nhiều hơn và bền vững hơn.
Rõ ràng, việc chuyển đổi từ huyện thành quận, không đơn thuần chỉ là một quyết định, mà nó có hẳn đề án lớn của thành phố với sự tham mưu của khá nhiều cấp, nhiều đơn vị, tổ chức đoàn thể. Nếu trước đây nói đến Nhà Bè là nói đến đồng ruộng, làng nghề, ao hồ, chuồng trại với những người nông dân “một nắng, hai sương” thì sau khi huyện Nhà Bè lên quận sẽ có một bộ mặt kinh tế hoàn toàn khác với những chuyển biến vô cùng tích cực.
Đồng thời, hạ tầng giao thông sẽ phát triển mang đến sự kết nối đồng bộ với các quận khác.
Hiện nay thì nhiều dự án đã và đang được khởi công tại Nhà Bè như dự án cao tốc Bến Lức – Long Thành, cầu Bình Khánh nối Nhà Bè với Cần Giờ, hầm chui 3 tầng Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ, dự án trục đường Bắc – Nam, Tuyến Metro số 4,…
Hệ thống y tế và giáo dục sẽ được nâng tầm với nhiều bệnh viện lớn và uy tín cùng các cơ sở trường học sẽ được xây dựng ở đây. Từ đó, mang đến một chất lượng sống cao hơn cho dân cư tại khu vực Nhà Bè. Không nói đâu xa, hiện nay, khu đô thị đại học mới đang được triển khai tại Nhà Bè. Xuất phát từ chủ trương di dời trường đại học, cao đẳng ra khỏi trung tâm thành phố và quy hoạch các Trung tâm Đại học khép kín đạt chuẩn quốc tế.
Huyện Nhà Bè đang triển khai xây dựng Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao TP HCM có diện tích 22.6 ha.
Trường học có cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại, với mục tiêu trở thành trường Sư phạm Thể dục Thể thao chuẩn quốc tế. Ngoài ra, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP HCM cũng đã được bàn giao mặt bằng và đang tiến hành thi công. Trong tương lai không xa, trường học này sẽ trở thành trường đại học công lập lớn nhất phía nam trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Chính sự phát triển mạnh mẽ của cơ sở hạ tầng giao thông đã kéo theo sự vươn mình mạnh mẽ cho khu vực huyện Nhà Bè. Nhờ đó, những dự án tại đây cũng nhanh chóng nhận được sự quan tâm của giới đầu tư cũng như những người có nhu cầu thực về nhà ở.
Thị trường bất động sản Nhà Bè “lên hương”
Trong viễn cảnh là một quận giàu tiềm năng của TP HCM, Nhà Bè sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn của một lượng lớn nguồn nhân lực trong và ngoài nước đến đây sinh sống và làm việc lâu dài. Hiện nay, giá đất tại Nhà Bè đã bắt đầu tăng giá chóng mặt. Giá nhà phố mặt tiền đường Phạm Hữu Lầu (huyện Nhà Bè) đã lên tới hơn 80 triệu đồng/m2, nhà trong hẻm thì khoảng 40 – 45 triệu đồng/m2, tăng khoảng 5 – 10 triệu đồng/m2. Trong khi đó, giá nhà mặt tiền đường Phạm Hữu Lầu phía Quận 7 còn tăng nhiều hơn, cụ thể là khoảng 20 – 30 triệu đồng/m2 so với thời điểm cuối năm 2019, hiện rao bán ở mức 140 – 150 triệu đồng/m2. Giá đất nền Nhà Bè đường hẻm ô tô quanh trục đường Đào Tông Nguyên cũng đã lên mức 56 – 57 triệu đồng/nền.
Bên cạnh nhu cầu nhà ở sẽ tăng cao, lợi thế hạ tầng giao thông phát triển của Nhà Bè trở nên thu hút đối với các chủ đầu tư bất động sản trong và ngoài nước.
Bất động sản Nhà Bè đã và đang chào đón hàng loạt dự án chất lượng kèm theo những đợt sóng tăng giá mạnh, liên tục xác lập những mặt bằng giá mới trên toàn thị trường. Trong đó phải kể đến dự án căn hộ cao cấp Celesta Rise Nhà Bè của nhà đầu tư Keppel Land và Phú Long, căn hộ Kenton Node của Công ty TNHH Tài Nguyên, dự án La Partenza của Khải Minh Land, khu đô thị Zeitgeist City của Tập đoàn GS E&C Hàn Quốc…..hứa hẹn mang đến một diện mạo mới cũng như tác động tích vực đến thị trường bất động sản Nhà Bè. Celesta Rise Nhà Bè, khu đô thị mới GS Metrocity (Zeitgeist City) nằm ở vị trí đường Nguyễn Hữu Thọ kết nối trực tiếp với Quận 7 và rất gần khu đô thị Phú Mỹ Hưng. Vì thế, những lợi ích mà khu đô thị Phú Mỹ Hưng có thì Celesta Rise Nhà Bè, GS Metrocity chắc chắn cũng được hưởng lợi.
Thị trường bất động sản ở Nhà Bè dự đoán sẽ tăng trưởng và tăng giá liên tục ở khoảng thời gian không xa. Đặc biệt là trên trục đường Nguyễn Hữu Thọ kéo dài thẳng đến cảng Hiệp Phước sẽ là một trong những khu vực phát triển đô thị năng động nhất khu Nam Sài Gòn.
Nguồn Thanh Niên.vn