Làm môi giới có nên kê giá, bán chênh lệch không?

Làm môi giới có nên kê giá, bán chênh lệch không?

 

Kê giá là gì? Khi khách hàng gửi bạn bán một căn hộ, họ gửi bạn giá bán 5 tỷ đồng. Và bạn thấy

giá này có thể bán được cao hơn, bạn chào qua người mua giá 5,5 tỷ. Người mua cuối cùng đồng ý

mua giá 5,2 tỷ. Vậy 200 triệu này bạn có được nhận không?

Việc kê giá hầu như chỉ có những người đã làm có kinh nghiệm. Họ hiểu thị trường, am hiểu

khách hàng nên họ chọn cách này để nhận được phí cao hơn.

Phí môi giới bán thông thường là 1%, nếu bán giá 5 tỷ đồng, họ chỉ nhận được 50 triệu. Trong khi

đó họ có thể bán giá cao hơn 5,2 tỷ họ nhận được 200 triệu. Vậy thực tế họ có được nhận 200 triệu

không? Tất cả đều phụ thuộc vào thoả thuận của hai bên. Nếu người môi giới muốn kê giá họ nên

thương lượng với chủ nhà. Cũng có người nói nếu bán được giá cao hơn sẽ lấy phần chênh, không

nhận 1%. Cũng có người họ vừa muốn nhận phần chênh đồng thời ép chủ nhà lấy thêm 1%. Cũng

có người chỉ lấy 1% trên giá bán là 52 triệu, phần chênh chủ nhà lấy. Cũng có người thì phần

chênh chia đôi với chủ nhà mỗi bên 100 triệu… Tất cả đều là thủ thuật, cách làm của môi giới.

Bạn là người chọn cách nào?

Cũng có thêm trường hợp môi giới làm việc với bên mua. /xi nhan với họ là chủ nhà đồng ý bán 5

tỷ. Nên phần chênh 200 triệu này bên mua trả cho họ 100 triệu, còn bên mua mua giá 5,1 tỷ.

Người chủ nhà hoàn toàn không biết điều này. Có khi biết cũng chỉ ấm ức trong lòng không thể

làm gì khác.

 

Vì thế xảy ra trường hợp giao dịch thành công xong không ai nhìn mặt ai. Đôi khi còn cự cãi nhau

tại phòng công chứng. Vì chủ nhà phát hiện ra môi giới vừa qua mặt họ trắng trợn, không tôn

trọng họ. Kiếm tiền trên căn nhà của họ mà họ hoàn toàn không hay.Thị trường bất động sản đôi

khi không hề đơn giản xíu nào. Khi mà mỗi tình huống diễn biến xảy ra người môi giới có thể lái

theo nhiều hướng khác nhau. Nếu người mua và người chủ nhà đều không rành về mua bán. Họ có

thể ép hai bên để lấy phí hoa hồng, nếu muốn giao dịch thành công.

Dù bạn làm cách nào đi chăng nữa, tuỳ vào bạn thôi. Bạn có kĩ năng, có năng lực để xử lý những

tình huống như thế. Nếu bản thân tôi trong một giao dịch mà tôi biết chủ nhà bán gấp. Người mua

cũng muốn mua thì chốt giá và giao dịch xảy ra. Tôi chỉ nhận 1% bên phần chủ nhà đã thoả thuận

ngay từ đầu. Tôi không có năng lực trong việc kê giá lấy phí. Ngoại trừ căn nhà nào đó chủ nhà

bàn giao tôi giá bán chốt một giá nhất định. Rồi tôi bán được hơn bao nhiêu là tiền phí môi giới.

Như vậy thì tôi làm. Làm việc tôi luôn chọn cách rõ ràng, không nài nỉ van xin. Cũng như không

ép ai, không mồi chài ai, nói xạo với ai, để được tiền phí cao hơn. Thẳng thừng ra là tôi không có

năng lực để làm như vậy.

 

Tôi nghĩ rằng khi làm việc trong nghề, nghề nào cũng vậy. Cái giới hạn cao nhất mà luôn phải

hướng đến đó là đạo đức nghề nghiệp. Nói chứ để đụng được nó phải trải qua nhiều thử thách.

Không phải ai cũng vượt qua được thử thách để đạt đến nó. Đồng tiền luôn là phương  thức hữu

hiệu để trị lòng tham của con người. Rồi sau đó nằm đêm suy nghĩ lại hành động kê giá lên vậy có

thấy lòng yên ổn không? Hay là thấy rằng bản thân quá đa tài khi làm được điều như vậy không?

Tất cả tuỳ vào cách suy nghĩ của từng người mà thôi.

 

 

Cũng có quan điểm cho rằng kê giá mà hai bên đều vui vẻ tại sao không kê? Để làm được vậy tôi

nghĩ rằng người môi giới đó thật sát thủ và tài năng. Nếu trên thị trường bạn thường nghe nói có

những căn nhà bán phí hoa hồng cao ngất ngưỡng. Phí môi giới rất hấp dẫn là vì như thế. Ví dụ

giá bán 17 tỷ thu về, môi giới chào 22 tỷ, cuối cùng bên mua chốt 20 tỷ. Môi giới quay về không

vội vàng báo chủ nhà chốt 20 tỷ. Môi giới thấy ổn bên mua rồi quay về làm việc với chủ nhà. Bữa

trước chủ nhà nói bán giá 17 tỷ thu về, chỉ là nói miệng thôi. Giờ có khách mua, nên môi giới làm

một hợp đồng cam kết những thoả  thuận với chủ nhà. Nếu bán hơn 17 tỷ là bao nhiêu chăng nữa,

đó sẽ là phần phí môi giới họ nhận được. Thế là giao dịch 20 tỷ, môi giới được 3 tỷ. Chủ nhà bán

giá 17 tỷ cũng hài lòng, người mua mua được nhà giá 20 tỷ cũng vui. Vậy là 3 bên đều vui! Đó là

trường hợp người chủ nhà giữ uy tín. Có người thấy vì không được tư vấn kĩ giá trước khi bán,

nên họ quyết định không giao dịch. Tất cả mọi việc đều có thể xảy ra ở phút cuối cùng.

 

 

Càng làm lâu trong nghề môi giới, càng có nhiều thoả thuận không hẳn chỉ là 1%. Mà thêm những

chi tiết khác, lợi nhuận khác, tuỳ vào điều kiện giao dịch, cơ hội. Cũng như diễn biến mà tuỳ cơ

ứng biến cho phù hợp.

Nguồn : Linh Kona

5/5 - (1 bình chọn)
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan