Khái niệm M&A. Những thương vụ M&A bất động sản nội bật của Việt Nam

KHÁI NIỆM M&A

Khái niệm M&A. Những thương vụ M&A bất động sản nội bật. M&A (Mergers and Acquistions hay Mua bán và Sáp nhập) là việc mua bán và sáp nhập các doanh nghiệp trên thị trường. Thị trường M&A bất động sản ở nước ta hiện nay đã và đang có rất nhiều tiềm năng để phát triển, là một trong top những ngành thu hút vốn FDI nhiều nhất, trong đó có Nhật Bản, Hàn Quốc, Hong Kong (Trung Quốc), Singapore cũng như một vài nước châu Âu khác…

Đặc biệt hơn hết, M&A bất động sản đứng ở vị trí thứ 2 trong tất cả các lĩnh vực thương vụ có quy mô lớn và ngày càng gia tăng bởi nhu cầu lớn về nhà ở hay tốc độ đô thị hóa phát triển…

Trong đó, dòng vốn mua lại từ phía công ty, đầu tư vào thị trường bất động sản trên hầu hết các phân khúc như nhà ở, văn phòng, bán lẻ, khách sạn, khu công nghiệp, v.v… để hình thành liên doanh.

HÌNH THỨC M&A BẤT ĐỘNG SẢN:

M&A bất động sản được thể hiện trên nhiều hình thức khác nhau. Dựa vào cơ cấu tài chính doanh nghiệp, M&A bất động sản có thể được thực hiện bằng các cách:

– Sát nhập và hợp nhất:

+ Sáp nhập: là việc nhập một hoặc một vài công ty này vào công ty khác. Khi đó, công ty bị sáp nhập sẽ ngưng tồn tại, công ty sáp nhập vẫn còn tồn tại.

+ Hợp nhất: là việc tạo ra công ty hoàn toàn mới dựa trên cơ sở việc hợp nhất các công ty cũ. Khi đó, các công ty cũ sẽ hoàn toàn biến mất.

– Thâu tóm cổ phần: chủ yếu được thực hiện bằng việc công ty này thu gom, mua lại phần lớn hoặc toàn bộ cổ phần của các cổ đông công ty khác.

– Thâu tóm tài sản: là việc các công ty đồng thương lượng mua bán một lượng tài sản nhất định của doanh nghiệp mục tiêu.

Cho đến thời điểm hiện tại, hình thức phổ biến nhất của M&A bất động sản là mua lại cổ phần hoặc mua lại dự án.

MỤC ĐÍCH HOẠT ĐỘNG:

Việc doanh nghiệp bất động sản chuyển sang các kênh mua bán, sáp nhập đã tác động vô cùng mạnh mẽ đến thị trường bất động sản cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn vốn, sự phát triển năng lực, việc quản lý dự án, v.v…

Hiện nay, lượng vốn ngoại đổ vào đầu tư cho các doanh nghiệp Việt Nam đang dần tăng nhanh dần; việc cạnh tranh, từ đó, là điều không thể tránh khỏi. Do vậy, để hạn chế thấp nhất rủi ro, nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn phương thức M&A để tăng hiệu quả hoạt động.

Bên cạnh đó, thị trường bất động sản tại Việt Nam được xem là một thị trường giàu tiềm năng. Tuy nhiên, đây vẫn còn là một thị trường mang nhiều rủi ro với các thủ tục hành chính phức tạp làm các nhà đầu tư phải đau đầu.

Do đó, để có thể tham gia vào thị trường Việt Nam này, nhiều chủ đầu tư đã lựa chọn con đường M&A.

QUY TRÌNH M&A:

1. Xây dựng chiến lược M&A: đề ra những mong muốn đạt được từ việc mua lại hoặc kế hoạch có thể đạt được mục tiêu đã đề ra.

2. Xác định tiêu chí tìm kiếm M&A: ví dụ như lợi nhuận nhận được, vị trí địa lý, cơ sở khách hàng, v.v…

3. Đánh giá mục tiêu tiềm năng

4. Lập kế hoạch mua lại

5. Thực hiện phân tích định giá

6. Đàm phán: cần phải có đầy đủ thông tin của các bên để xây dựng được một đề xuất hợp lý.

7. Thẩm định: tiến hành xác định, điều chỉnh, kiểm tra và phân tích cụ thể các khía cạnh từ phía công ty mục tiêu.

8. Hợp đồng mua bán: các bên mua bán đưa ra quyết định cuối cùng và thỏa thuận mua bán

9. Tài chính

10. Kết thúc giao dịch

KHÓ KHĂN CỦA M&A BẤT ĐỘNG SẢN:

1. Một vài doanh nghiệp vẫn còn thiếu kiến thức cơ bản về lĩnh vực M&A, chưa hiểu biết nhiều về các quỹ đầu tư cũng như các chiến lược công ty dài hạn.

2. Rào cản pháp lý: các quy định về pháp luật vẫn chưa thật sự hoàn chỉnh và chi tiết; hầu hết các giao dịch tại Việt Nam của các đối tác nước ngoài phải chịu ảnh hưởng từ 7 luật khác nhau. Hơn thế, các thông tư nghị định được ban hành đột xuất hay các thủ tục pháp lý mất quá nhiều thời gian, gây khó khăn trong việc kiểm soát hoạt động của các chủ thể tham gia cũng như các cơ quan chức năng.

3. Khoảng cách trong việc định giá từ bên bán với mức giá mong muốn của bên mua mang nhiều sai lệch, dẫn đến việc đàm phán kéo dài giữa các bên mà không có được thỏa thuận cuối cùng.

THUẬN LỢI CỦA M&A BẤT ĐỘNG SẢN:

1. Tại Việt Nam, với tốc độ đô thị hóa và tăng trưởng kinh tế cao, thị trường bất động sản đang có một sức hút lớn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

2. Chính sách pháp luật Việt Nam về việc đầu tư và kinh doanh bất động sản được các nhà đầu tư ngoại quốc đánh giá, bởi chính sách mở cửa cũng như các ưu đãi thuế từ phía chính phủ tương đối cởi mở.

3. Tính cạnh tranh gay gắt của thị trường bất động sản buộc nhiều doanh nghiệp mở rộng quy mô kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh.

M&A BẤT ĐỘNG SẢN TRONG NĂM 2020 VỪA QUA:

M&A được đánh giá như xu hướng diễn ra mạnh trong lĩnh vực bất động sản, thể hiện qua việc nhiều nhà đầu tư mua lại hoặc tham gia cổ đông trong các dự án bất động sản với nhiều sản phẩm đa dạng như quỹ đất thương mại, bất động sản du lịch nghỉ dưỡng…

Với những biến động lớn từ đại dịch COVID-19, nhiều nhà đầu tư rơi vào tình trạng khó khăn dài hạn do hạn chế về tài chính và buộc phải trao tay dự án hay chuyển nhượng cổ phần, san sẻ cổ phần để thanh khoản.

Trong năm nay, xu hướng M&A vẫn có các khác biệt nhất định cũng như ghi nhận được nhiều giao dịch mua bán cổ phần từ 49% – 76% không giới hạn việc mua đứt dự án.

MỘT VÀI THƯƠNG VỤ M&A BẤT ĐỘNG SẢN LỚN NHẤT TẠI VIỆT NAM:

STT CÔNG TY ĐẦU TƯ CÔNG TY HỢP TÁC GIÁ TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1 Công ty TNHH Covestcons Tổng Công ty IDICO 8.13% vốn (2.300 tỷ đồng)
2 Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt Samty Asia Investment Pte. Ltd 22,5 triệu USD Phát triển các dự án của công ty Phát Đạt, đặc biệt là nhắm vào khu vực TP. HCM
3 Nam Long Group Keppel Land 1,951 tỷ đồng (86.5 triệu USD) Dự án Đồng Nai Waterfront City
4 An Quý Hưng Vinaconex 320 triệu USD, (7.367 tỷ đồng)
5 Nhóm nhà đầu tư EXS Capital, ACA Investments, Credit Suisse AG Công ty BĐS Sơn Kim 121 triệu USD Phát triển các bất động sản ở Việt Nam, chủ yếu là các bất động sản nhà ở, thương mại tại TP.HCM

 

5/5 - (1 bình chọn)
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan