Hồ Tràm đón đầu đà phục hồi bất động sản nghỉ dưỡng. Sau giai đoạn cách ly do dịch Covid-19, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng tại Hồ Tràm đã khởi động lại nhanh chóng.
Tháng 5 vừa qua, Tập đoàn NovaLand tổ chức lễ khởi công xây dựng khách sạn 5 sao thương hiệu MGallery do AccorHotels Group quản lý vận hành tại hồ Tràm (huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu). Dự án có tổng diện tích khoảng 4.3 ha với quy mô 200 phòng, kỳ vọng góp phần hoàn thiện chuỗi tiện ích cao cấp cho NovaWolrd Ho Tram nói riêng và nâng tầm chất lượng cơ sở lưu trú của du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu nói chung.
Hotel Ho Tram MGalleyr thuộc phân kỳ The Tropicana, nằm trong tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng giải trí NovaWorld Ho Tram. Năm 2019, dự án gây ấn tượng mạnh với giới đầu tư khi ra mắt phân kỳ đầu tiên The Tropicana cùng loạt second home (nhà phố, biệt thự biển) có thiết kế kết hợp hài hòa giữa địa thế rừng và biển liền kề và nền khí hậu nhiệt đới.
Tiếp nối thành công, NovaWorld Ho Tram tiếp tục ra mắt khu biệt thự ven biển đắt giá vào đầu tháng 6 với sô lượng giới hạn, nằm liền kề Hotel Ho Tram MGallery.
Khu vực này còn đón nhận nhiều doanh nghiệp phát triển loạt dự án quy mô lớn như Edenia Resort, Lagoona Bình Châu, The Hamptons Hồ Tram, The Grand Ho Tram Strip, Melia Ho Tram,…Những tín hiệu khả quan giúp Hồ Tràm trở thành một trong những thị trường nghỉ dưỡng hiếm hoi của khu vực phía Nam phục hồi nhanh chóng trong giai đoạn hậu Covid-19. Điều này xuất phát từ những lợi thế riêng biệt nơi đây, nhất là mạng lưới hạ tầng giao thông đồng bộ dần khép kín.
Sức bật từ hạ tầng giao thông kết nối
Khi bàn về giải pháp tháo gỡ khó khăn, thu hút nhà đầu tư, thúc đẩy phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá Bà Rịa – Vũng Tàu cùng với TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước, Tiền Giang và Long An hợp thành một bát giác kim cương của cả nước, chiếm 43% tổng sản phẩm nội địa (GDP). Trong tương lai, đây sẽ là siêu đô thị đứng đầu Đông Nam Á và cả Đông Á. Do đó, cần có cơ chế đặc thù cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam này với các gói hỗ trợ đầu tư riêng từ ngân sách Trung ương để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các hạ tầng giao thông kết nối quan trọng, cấp bách.
Mới đây, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cũng vừa trình Chính phủ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu.
Cao tốc gồm 2 dự án thành phần, với tổng chiều dài 62.8km. trong đó, dự án thành phần 1 có tổng mức đầu tư là hơn 12,300 tỷ đồng và dự kiến khởi công từ năm 2021. Khi đi vào hoạt động, cao tốc này sẽ giúp kết nối Bà Rịa – Vũng Tàu nói chung và Hồ Tràm nói riêng với vùng Đông Nam Bộ.
Về phía Tây, dự án cao tốc Bến Lức – Long Thành cũng đã bước vào giai đoạn cuối của quá trình xây dựng.
Dự kiến hoàn thành năm 2021, cao tốc giúp kết nối Hồ Tràm với các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long mà không đi quan TP.HCM. Từ đó giảm tải cho cao tốc TP.HCM – Long Thành và đón luồng khách nội địa từ khu vực Tây Nam Bộ.
Một hạ tầng giao thông khác được đánh giá là sẽ là đòn bẩy quan trọng cho du lịch trong tương lai là sân bay quốc tế Long Thành cũng vừa chốt thời gian bàn giao mặt bằng thi công trong quý II/2021. Khi đi vào vận hành, sân bay này sẽ tạo cơ hội cho vùng biển phía Nam tiếp cận với lượng khách dồi dào, lên đến 25 triệu lượt khách mỗi năm.
Ngoài ra, loạt siêu dự án cũng đang trong quá trình quy hoạch, góp phần hiện đại hóa bộ mặt hạ tầng giao thông liên vùng của tỉnh như đường sắt Biên Hòa – Vũng Tàu, cao tốc Xuyên Á, sân bay lưỡng dụng Hồ Tràm, đường hầm xuyên biển nối Cần Giờ – Vũng Tàu,….
Tỉnh cũng nghiên cứu kế hoạch mở rộng toàn tuyến và điều chỉnh tuyến đường ven biển Vũng Tàu – Xuyên Mộc. Dự kiến, tuyến đường ven biển sẽ mở rộng từ hiện trạng 12m lên đến 42m, góp phần quan trọng phát huy hiệu quả các dự án hạ tầng lớn, tạo ra những cơ hội cho hàng loạt dự án nghỉ dưỡng phát triển.
Hồ Tràm đón đầu đà phục hồi của thị trường
So với thành phố Vũng Tàu, các chuyên gia đánh giá khu vực Hồ Tràm sở hữu ưu thế về hạ tầng, lợi thế phát triển các dự án có quy mô lớn, thu hút dòng khách cao cấp. Đầu tiên phải kể đến quỹ đất còn rộng lớn, chưa bị manh mún. Thêm nữa, bãi biển Hồ Tràm còn mang nét đẹp hoang sơ, thuần khiết.
Hồ Tràm được kỳ vọng sẽ là một trong những địa phương đón đầu đà phục hồi của thị trường bất động sản nghỉ dưỡng. Theo khảo sát của Savills Hotels, Hồ Tràm – Long Hải là điểm đến dẫn đầu về tỷ trọng các khách sạn và khu nghỉ dưỡng mở cửa trở lại sớm nhất sau dịch Covid-19, vượt qua cả các điểm đến truyền thống như Nha Trang, Đà Nẵng, Vũng Tàu, Phú Quốc,….Nhiều cơ sở lưu trú tại đây đã khai thác hết công suất vào cuối tuần trước thời điểm 1/6.
Như vậy, trong điều kiện còn nhiều rủi ro và tâm lý tiêu dùng chưa phục hồi hoàn toàn, Hồ Tràm vẫn được nhiều du khách lựa chọn.
Thực tế, bất động sản nghỉ dưỡng là một trong những lĩnh vực thấm đòn đầu tiên từ tác động của đại dịch Covid-19. Nhưng những nỗ lực kiểm soát dịch bệnh hiệu quả đã giúp Việt Nam trở thành đích ngắm của nhiều nhà đầu tư quốc tế, đặc biệt là các chuyên gia, kiều bào, cũng như người nước ngoài sống tại Việt Nam.
Địa ốc vẫn là một trong 18 lĩnh vực thu hút dòng vốn ngoại, với tổng đăng ký 665 triệu USD trong 4 tháng đầu năm nay.
Chia sẻ tại Tọa đàm Thăng trầm bất động sản 2010 – 2020 và những xu hướng sắp tới mới đây, nhiều chuyên gia bày tỏ tin tưởng bất động sản du lịch sẽ là kênh có tốc độ tăng giá nhanh nhất sau dịch. Thậm chí, có ý kiến cho rằng, đây là thời điểm vàng để những người từ tích lũy ít đến đầu tư lớn mua bất động sản.
#bdshungphat