Dự án cầu Thủ Thiêm 4 nối quận 2 và quận 7 đang là dự án thu hút rất đông đảo người dân và các nhà đầu tư tại thành phố Hồ Chí Minh. Tổng số tiền đầu tư cho dự án xây dựng này là 5.200 tỷ đồng, đây là một dự án vô cùng triển vọng.
Sau khi hoàn thành thì cầu Thủ Thiêm hứa hẹn sẽ trở thành một công trình trọng điểm kết nối giữa khu đô thị Thủ Thiêm với Nam Sài Gòn, giúp cho việc đi lại dễ dàng từ quận 2 sang quận 7.
Đặc biệt hơn, cầu sẽ giúp giảm được lượng xe lưu thông từ Quận 4 đến Quận 1 mỗi khi người dân từ Bình Chánh, Quận 7 và Nhà Bè muốn di chuyển về trung tâm của Quận 1. Điều này sẽ nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển mạnh hơn nữa.
Tổng chiều dài của cầu là 2,2 km, rộng 28m, bao gồm có 6 làn xe và 2 lề lộ hành
Tuổi thọ của thiết kế là 100 năm, chịu đựng được động đất cấp 7, tĩnh không thông thuyền 80×10m và vận tốc 60km/h
Dự án cầu được xác định là một công trình hạ tầng giao thông quan trọng, ưu tiên đầu tư để có thể hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật khu vực.
VỊ TRÍ:
Cầu Thủ Thiêm 4 sẽ kết nối khu Đông với khu Nam Sài Gòn, chính xác là quận 2 và quận 7. Dự án này bắt đầu từ giao lộ cầu Tân Thuận 2 – Nguyễn Văn Linh đi dọc đường Nguyễn Văn Linh, rẽ trái ngã 4 Huỳnh Tấn Phát nối vào đường Lưu Trọng Lư, cắt ngang khu cảng Tân Thuận, vượt qua sông Sài Gòn nối với đô thị Thủ Thiêm tại giao lộ Bắc Nam và tuyến đường R4.
CẦU MANG KIẾN TRÚC BIỂU TƯỢNG:
Là công trình mang kiến trúc biểu tượng, kết hợp hài hòa với cảnh quan của khu đô thị, thiên nhiên tươi mát và sông Sài Gòn là điểm nhấn. Dự án đề cao tính hình tượng, thẩm mỹ và sự khả thi cao xây dựng, phù hợp với kiến trúc, văn hóa của người Việt Nam.
Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân TP.HCM là ông Võ Văn Hoan vừa giao cho Sở Quy hoạch Kiến trúc làm cơ quan tổ chức tuyển chọn phương án thiết kế kiến trúc công trình. Vì vậy, phương án thiết kế cần kết hợp chủ trương cải tạo đô thị khu vực đầu cầu và hạn chế di dời, giải tỏa nhà người dân và các công trình, hạ tầng kỹ thuật hiện tại. Theo dự kiến thì cần sử dụng 16,7ha đất, 2,1ha phía Quận 2 và 14ha phía Quận 7.
THÔNG TIN VỀ 4 DOANH NGHIỆP LIÊN DOANH ĐẦU TƯ:
Dự án được xây dựng theo hình thức BT (Xây dựng – chuyển giao), có nghĩa là thanh toán cho các nhà đầu tư bằng giá trị sử dụng đất của quỹ đất tại Khu đô thị Thủ Thiêm và những khu vực khác.
4 doanh nghiệp đầu tư đó là:
Công ty CP phát triển bất động sản Phát Đạt
Công ty CP đầu tư & phát triển hạ tầng 620
Công ty CP phát triển xây dựng 168
Công ty TNHH Một Thành Viên phát triển Công nghiệp Tân Thuận.
Công ty CP phát triển bất động sản Phát Đạt là chủ đầu tư bất động sản có tiếng ở khu vực phía Nam với rất nhiều dự án nhà ở cao tầng, đất nền ven biển.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh có những dự án nổi bật như: The EverRich 1, The EverRich Infinity, Millennium.
Tại Quy Nhơn, Bình Định có Nhơn Hội New City phân khu 2 &4, Kỳ Co Gateway – Phân khu 9. Trụ sở chính nằm ở quận 7 và vốn điều lệ là 2.018 tỷ đồng.
Công ty đã 168 có trụ sở chính nằm ở huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh, vốn điều lệ 900 tỷ đồng, có đa ngành nghề. Hiện nay, doanh nghiệp chủ yếu hoạt động trên những lĩnh vực như xây dựng công trình dân dụng, đường sắt, đường bộ…
TIẾN ĐỘ XÂY DỰNG CỦA CẦU THỦ THIÊM 4
Hiện tại thì dự án đang tiến hành di dời một vài cảng về cảng Nhà Bè. Chi phí bỏ ra xây dựng Cầu Thủ Thiêm sẽ sánh ngang với chi phí xây Cầu Phú Mỹ nên sẽ tốn nhiều chi phí cho xây dựng. Do đó dự án được khuyến khích xây dựng tĩnh không chỉ 10m để hỗ trợ giảm tối đa chi phí đáng kể.
Kế hoạch quy hoạch cảng biển và di dời một số cảng về cảng Hiệp Phước, với tổng diện tích hơn 20ha, tiếp giáp với cảng Sài Gòn – Hiệp Phước. Trong đó, cảng Tân Thuận có tổng chi phí lên đến 3.500 tỷ đồng.