Đất phần trăm và những vẫn đề pháp lý liên quan. Là khái niệm mới lạ và không phổ biến với đa số người sở hữu. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu khái niệm đất phần trăm và những vấn đề pháp lý liên quan.
TÌM HIỂU ĐẤT PHẦN TRĂM:
Hiện nay có 3 nhóm đất phổ biến: nông nghiệp, phi nông, và đất chưa sử dụng. Vì vậy chưa có khái niệm đất phần trăm cụ thể trong pháp luật hiện nay.
Đất phần trăm là loại được trích tỷ lệ phần trăm vào quỹ hợp tác xã để làm hoạt động công ích. Hoặc đất được người dân giữ lại phục vụ mục đích canh tác sau khi đã góp đất vào hoạt động công ích. Thường có tỉ lệ 5%.
NHỮNG ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC SỬ DỤNG:
Có 2 cột mốc: trước và sau 1993. Căn cứ vào 2 cột mốc trên để cấp đối tượng sử dụng đất.
Trước 1993: Hợp tác xã không có quyền thu hồi đất khu vực này.
Sau 1993: đất thuộc quyền sở hữu Nhà nước. Người dân không được sử dụng đất phục vụ mục đích cá nhân.
CÓ ĐƯỢC CẤP PHÉP SỔ ĐỎ?
Khi hết thời hạn sử dụng nhưng chính quyền địa phương không tiến hành thu hồi đất, thì mặc định đất sẽ thuộc quyền sở hữu của người nhận. Tuy nhiên, lưu ý sử dụng đúng phần đất được cấp và duy trì đúng mục đích sử dụng.
Căn cứ Luật đất đai (2013), chủ sở hữu đất phần trăm được cấp quyền xin Sổ đỏ nếu thoả điều kiện sau:
Nếu đất trước 1993 thì được cấp Sổ đỏ.
Đất sau 1993 thì không được cấp quyền làm Sổ đỏ.
CÁC GIẤY TỜ CẦN THIẾT ĐỂ CẤP SỔ ĐỎ CỦA ĐẤT NÀY:
Trường hợp đất được trích từ quỹ Hợp tác xã trước 1993 thì cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau để làm Sổ đỏ:
Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất trước 15/10/1993 do cơ quan có Thẩm quyền ký tên và đóng dấu.
Giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất trước 15/10/1993.
Giấy tờ chứng nhận được tặng cho, chuyển nhượng, thừa kế đất.
Chứng minh nhà tình thương xây trên đất qua giấy tờ.
Giấy tờ thanh lý hoá giá nhà.