Bộ câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh

Bộ câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh. Nếu bạn đang chuẩn bị phỏng vấn cho vị trí nhân viên kinh doanh. Tốt hơn hết bạn nên tham khảo các câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh. Đây là những câu hỏi mà hầu hết các doanh nghiệp sẽ sử dụng để đánh giá tố chất của nhân viên.

Nhân viên kinh doanh, nhân viên bán hàng là một trong những lĩnh vực được tuyển dụng nhiều nhất hiện nay. Đây là vị trí vô cùng quan trọng. Ảnh hưởng đến doanh thu và hình ảnh công ty với khách hàng. Chính vì vậy, các doanh nghiệp tầm cỡ thường khá gắt gao trong việc tuyển dụng vị trí này.

I. Những điều cần phải chuẩn bị khi phỏng vấn nhân viên kinh doanh

1. Phong thái và tố chất của nhân viên kinh doanh

Một nhân viên kinh doanh cần phải có sự linh hoạt, xởi lởi và nhanh nhẹn. Vì vậy, nếu bước vào phòng phỏng vấn với sự tự tin, vui vẻ, hoạt bát, bạn sẽ gây được ấn tượng tốt với người phỏng vấn.

Lời chào sẽ tạo nên ấn tượng đầu tiên về bạn với những người phỏng vấn. Do đó, hãy toát nên năng lượng cả trong lời nói và biểu cảm. Điều này sẽ giúp bạn tạo nên vẻ thu hút một cách tự nhiên nhất.

2. Tìm hiểu về các sản phẩm, dịch vụ của công ty

Bạn sẽ rớt ngay lập tức nếu bộc lộ sự lúng túng trước câu hỏi “sản phẩm của công ty là gì?”. Điều này vô tình sẽ thể hiện sự thụ động của bạn và thiếu nhiệt tình, tìm tòi và sáng tạo

Đây là một trong những tố chất quan trọng nhất cần có của nhân viên kinh doanh. Chính vì vậy, đừng bao giờ đến buổi phỏng vấn mà không tìm hiểu trước về sản phẩm của công ty.

3. Tìm hiểu khách hàng, thị trường, đối thủ của công ty

Tầm nhìn về khách hàng, thị trường và đối thủ sẽ quyết định bạn có thể trở thành một nhân viên kinh doanh xuất sắc hay không. Đây là phần kiến thức và kỹ năng đóng vai trò vô cùng quan trọng để thành công trong công việc.
Nếu bạn có sự phân tích sắc bén, so sánh và đánh giá chi tiết sẽ tạo được ấn tượng tốt. Điều này thể hiện rằng bạn có cái nhìn thực tế và sâu sắc.

II. Bộ các câu hỏi để phỏng vấn nhân viên kinh doanh

Các câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh thường được chia thành từng bộ để đánh giá các kỹ năng, chuyên môn cần thiết. Vị trí nhân viên kinh doanh yêu cầu các đặc điểm, tố chất riêng biệt. Để đánh giá các yếu tố này, thông thường mỗi công ty sẽ xây dựng những bộ câu hỏi khác nhau. Tuy nhiên, các câu hỏi này thường sẽ xoay quanh các vấn đề như sau:

1. Bộ câu hỏi sàng lọc

Theo bạn, một nhân viên bán hàng cần phải đảm nhiệm những công việc gì?

Gần đây nhất bạn đã kinh doanh loại hình sản phẩm nào và đã đạt được thành tích gì?

Hãy đưa ra một số đánh giá về sản phẩm,dịch vụ mà hiện tại công ty đang kinh doanh.

Khách hàng mục tiêu mà công ty hướng tới là đối tượng nào, và làm thế nào để tiếp cận họ?

Bạn biết hiện tại công ty có các đối thủ cạnh tranh nào? Hãy trình bày một số đặc điểm bạn biết về họ một cách ngắn gọn.

2. Bộ câu hỏi chuyên môn

Bạn hãy mô tả các giai đoạn quá trình ra quyết định mua của khách hàng của bạn? Hãy trình bày những yếu tố sẽ ảnh hưởng đến quá trình đó.

Nếu công ty đưa ra nhiệm vụ tiếp cận một khách hàng mới, trách nhiệm lúc này của bạn sẽ là gì? Bạn sẽ thực hiện điều gì trước hết khi được phân công nhiệm vụ này?

Liệt kê một số phương pháp chốt sale mà bạn biết. Theo bạn thì phương pháp nào hiệu quả và không hiệu quả nhất? Hãy lý giải đánh giá đó.

Bạn đã sử dụng phần mềm quản lý thông tin khách hàng (CRM) nào chưa? Bạn hãy đánh giá tầm quan trọng của công cụ quản lý?

Theo bạn, trước khi tiếp cận khách hàng cần phải thu thập những thông tin, dữ liệu nào?

3. Bộ câu hỏi tình huống

Dựa trên hiểu biết của bạn về công ty, thị trường và đối thủ, nếu công ty cân nhắc phát triển trên thị trường A, bạn sẽ có ý kiến gì?

Bạn sẽ xử lý như thế nào nếu khách hàng chê bai sản phẩm, dịch vụ của công ty? Trong trường hợp này bạn sẽ từ chối bán hàng hay ngừng theo đuổi khách hàng?

Bạn xử lý thế nào đối với những khách hàng ở xa, hẹn ngoài giờ, khó tính, thường xuyên trả lời bận,…?

Nếu khách hàng bức xúc và yêu cầu trả lại hàng, bạn cần phải xử lý như thế nào?

Công ty dự định tham gia vào dự án A nhưng có nhiều đối thủ tham gia, nên xử lý thế nào?

4. Bộ câu hỏi hành vi

Hãy chia sẻ kinh nghiệm về một lần bạn thất bại trong việc đạt chỉ tiêu bán hàng (nếu có).

Nhân viên bán hàng thường phải lặp đi lặp lại các công việc tư vấn, chăm sóc khách hàng. Vậy động lực nào khiến bạn luôn có nhiệt huyết và cảm hứng trong nghề?

Theo bạn, điều gì quan trọng hơn: chỉ tiêu bán hàng hay là sự hài lòng của khách hàng?

Bạn sẽ làm gì nếu chỉ tiêu bán hàng thường xuyên tăng lên? Bạn sẽ đối mặt với áp lực công việc như vậy bằng cách nào?

Nhân viên kinh doanh là vị trí đòi hỏi phải có nhiều kiến thức và kỹ năng vô cùng linh hoạt. Thêm vào đó, tỉ lệ đào thải của ngành này cũng khá cao so với các ngành khác.

Vì vậy, để tiết kiệm chi phí tuyển dụng và đào tạo, nhiều doanh nghiệp ngày càng chú trọng hơn việc khắt khe ngay từ đầu vào. Và không có một công thức chung nào cho việc trả lời các câu hỏi phỏng vấn, bạn chỉ cần trả lời dựa trên góc nhìn của chính bản thân mình. Ngoài ra, sự chủ động, tìm hiểu trước thông tin sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi phỏng vấn hiệu quả hơn.

 

5/5 - (1 bình chọn)
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan