Bất động sản trong vòng xoáy bão dịch

Cùng nằm trong vòng xoáy suy thoái vì dịch bệnh Covid-19, thị trường bất động sản kể từ sau Tết Nguyên đán đến nay trầm lắng khi lượng giao dịch giảm đến 80%. Bất động sản trong vòng xoáy bão dịch, thực trạng này của ngành bất động sản kéo theo hàng loạt hệ lụy. Dự báo trong quý II và có thể đến cả quý III/2020, thị trường bất động sản nhà ở sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức về nguồn cung lẫn sức cầu. Đặc biệt là đối với thị trường hai thành phố lớn Hà Nội và TP.HCM.  

Nếu như mọi năm, sau dịp Tết Nguyên đán, thị trường bất động sản náo nhiệt và sôi động các giao dịch bao nhiêu thì năm nay, các hoạt động tại thị trường này trầm lắng bấy nhiêu. Các giao dịch hầu như chững lại, số giao dịch thành công hầu như chỉ đếm trên đầu ngón tay.Nguyên nhân không gì khác là bởi dịch Covid-19.

Môi giới bất động sản cũng lao đao

Theo chia sẻ của ông Đặng Nguyễn Thi – một người làm nghề môi giới bất động sản tại Hà Nội, thị trường hầu như không có giao dịch, cung đã hiếm nay cầu lại càng không. “Do dịch bệnh hoành hành nên khách không hỏi mua mà người bán cũng ít thấy đả động” – ông Thi cho hay. Ông cũng nói thêm rằng chưa bao giờ đội ngũ làm môi giưới lại được “nghỉ Tết” dài hạn như năm nay. Số đồng nghiệp trong “team” của ông đã chuyển sang làm nghề khác như kinh doanh, bán hàng online, bán đồ gia dụng,…nhưng phần lớn là thất nghiệp vì giờ kinh doanh gì cũng không đơn giản.

Tình trang tương tự cũng xảy ra với hầu hết những người làm nghề môi giới bất động sản ở các địa phương khác như TP.HCM, Bình Dương,….Đặc biệt, bất động sản du lịch năm nay “ngắc ngoải” vì dịch nên người làm nghề môi giới cũng khó trụ. Chị Nguyễn Minh Thư – hoạt động môi giới bất động sản Đà Nẵng cho biết: Vì dịch bệnh nên hầu như không thực hiện được một cuộc hẹn nào. Tất cả các cuộc điện thoại đều bị khách hàng từ chối. “Chỉ cần giới thiệu em ở Sàn giao dịch này,…muốn tư vấn anh/chị….thì đã nhận được từ chối của khách rằng dịch bệnh thế này cứ ngồi yên trong nhà thôi không buôn bán gì hết” – chị Thư than thở.

Thông tin từ Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho hay, 100% các sàn giao dịch, cá nhân môi giới bất động sản chịu ảnh hưởng từ dịch Covid-19.

“Không chỉ nguồn cung thiếu mà người mua cũng không mặn mà gì” – đại diện Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho biết. Theo ghi nhận từ các khu vực, khoảng 50% số sàn giao dịch phải đóng cửa. Những môi giưới còn trụ lại trên thị trường thì bắt đầu “gồng minh” để bán hàng trong mùa dịch. Song, khả năng chống chọi không còn được bao lâu khi tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến vô cùng phức tạp.

Ông Nguyễn Văn Đính – Phó Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho hay, trong tổng số khoảng 1,000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thì có tới 1/3 sàn giao dịch phải đóng cửa. Bên cạnh đó, khoảng 500 sàn giao dịch phải tạm dừng hoạt động một phần. Đây là những sàn vẫn còn hàng để bán do vẫn còn hợp đồng bán hàng đã ký kết với chủ đầu tư.

Để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản bị tác động bởi dịch Covid-19, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) đã có đề xuất, kiến nghị những giải pháp tháo gỡ những khó khăn cho thị trường này. Theo đó, VNERA đề nghị cần sự hỗ trợ cấp bách cho doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh du lịch bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, trong đó cần ưu tiên giải pháp về thuế và tín dụng. Như giảm lãi suất đối với các hợp đồng vay đầu tư cho dự án kinh doanh các sản phẩm căn hộ du lịch, biệt thự du lịch, văn phòng kết hợp lưu trú (ví dụ: giảm 50% lãi suất trong thời gian diễn ra dịch, 30% chờ thời gian 1 năm sau khi dịch bệnh được kiểm soát). Xem xét cơ cấu thời hạn trả nợ, hoãn, giãn nợ cho doanh nghiệp (ví dụ: giãn nợ từ 6 tháng đến 1 năm kể từ ngày dịch bệnh được kiểm soát). Có gói vay với lãi suất ưu đãi cho doanh nghiệp phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh,…

TP.HCM: sụt giảm cung lẫn cầu.

Riêng với TP.HCM, ảnh hưởng xấu từ dịch bệnh Covid-19 từ sau Tết Nguyên đán đến nay là rất rõ ràng.

Quý I/2020 chứng kiến sự sụt giảm mạnh về nguồn cung mới và sức cầu của hầu hết các phân khúc. Đặc biệt, phân khúc căn hộ, sản phẩm chủ đạo của thị trường bất động sản nhà ở suy giảm nguồn cung đến mức thấp nhất kể từ năm 2015 đến nay. Trong khi, các phân khúc khác như đất nền, nhà phố biệt thự, bất động sản nghỉ dưỡng cũng không có nhiều tín hiệu tích cực. Đồng thời, mức giá và tình hình giao dịch thứ cấp giảm mạnh cho thấy tính thanh khoản của thị trường khá thấp.

Theo công bố “Báo cáo thị trường bất động sản nhà ở TP.HCM quý I/2020 của DKRA Việt Nam ngày 9/4.

Tại TP.HCM chỉ có 3 dự án mới đáng chú ý ra mắt thị trường, cung cấp khoảng 175 nền, giảm đến 74% so với nguồn cung mới của quý trước và giảm 32% so với cùng kỳ năm 2019. Đây là quý có nguồn cung thấp nhất kể từ năm 2015 đến nay. Tỷ lệ tiêu thụ nguồn cung mới đạt 81% (khoảng 142 nền, giám 77% so với lượng tiêu thụ của quý trước và giảm 37% so với cùng kỳ năm 2019.

Quan sát tại các tỉnh giáp ranh TP.HCM (Long An, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tà) trong quý II/2020, nguồn cung mới và sức cầu giảm đáng kể so với quý trước, ngoài trừ thị trường Bình Dương do Thuận An và Dĩ An được nâng cấp lên thành phố. Ở các khu vực còn lại, mức thanh khoản khá dù nhiều chủ đầu tư đưa ra chính sách bán hàng hấp dẫn với nhiều hình thức khuyến mãi, chiết khấu, tặng vàng,…

Theo thống kê, toàn thị trường TP.HCM có 8 dự án nhà phố và biệt thự đáng chú ý mở bán, cung ứng khoảng 718 căn, giảm 9% so với quy trước nhưng tăng đến 132% so với nguồn cung cùng ký năm 2019. Tỷ lệ tiêu thụ trong quý đạt 50% nguồn cung mới (khoảng 359 căn). Dự báo quý II/2020, đất nền tại khu vực TP.HCM vẫn sẽ tiếp tục khan hiếm và không có nhiều dự án mới mở bán. Trước tác động của dịch Covid-19 lên các hoạt động kinh tế và đời sống, sức cầu chung của thị trường tiếp tục suy giảm do áp lực tài chính và tâm lý thận trọng của các nhà đầu tư. Sức cầu duy trì xu hướng giảm từ cuối quý I và khó có sự gia tăng đột biến trong ngắn hạn.

 

 

 

 

5/5 - (2 bình chọn)
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan