Ăn cắp tiền thời đại công nghệ 4.0 trong lĩnh vực bất động sản
Những hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tiền trong tài khoản bằng cách lừa khách hàng cung cấp mã OTP hoặc đăng nhập vào các trang web giả mạo. Chiêu thức lừa đảo không mới nhưng nạn nhân vẫn dính bẫy. Nạn nhân thường là những bạn mua bán hàng online, hay giao dịch qua ngân hàng. Nay hình thức này đã lan sang cả lĩnh vực mua bán bất động sản.
– Bước 1: Hóa thân
Một số đối tượng tạo những id Facebook, Zalo, Sky, các trang mạng xã hội, và sử dụng một số điện thoại rác. Sau đó, họ sẽ lê la tìm hiểu, dò xét tình hình của các nạn nhân.
Với những nhân viên bất động sản, việc đăng tin rao bán sản phẩm lên các trang mạng xã hội là đa số. Ở đó họ có thể tìm được nhiều khách hàng qua danh sách bạn bè, đối tác. Đó là cơ hội để các đối tượng lừa đảo tiếp cận dễ dàng. Đối tượng lừa đảo sẽ hỏi nạn nhân về thông tin sản phẩm, giá cả. Tất nhiên không phải lần đầu tiên dò hỏi mà họ thành công. Nhưng không phải là không có những nạn nhân bị dính ngay lần đầu vì nhẹ dạ cả tin.
Sau thời gian tư vấn và hỏi han, hẳn nhiên cách thức thanh toán từ các đối tượng này sẽ bằng chuyển khoản ngân hàng. Đối với một nhân viên môi giới bất động sản thì việc chào bán và được khách hàng đồng ý chốt, đặt cọc thì còn gì vui hơn. Và đó cũng là niềm vui của kẻ lừa đảo nếu bạn đồng ý nhận cọc.
Xem thêm:
– Bước 2: Thực hiện
Sau đó, các đối tượng lừa đảo sẽ nói là đang ở nước ngoài hoặc đi công tác chưa về được. Vì vị trí đẹp nên họ không muốn bỏ lỡ và muốn đặt cọc giữ chỗ. Chuyển tiền cọc qua thẻ ngân hàng và đợi 5 – 7 – 10 ngày gì nữa về thì làm hợp đồng, thanh toán hết. Nếu như bạn đồng ý, họ sẽ gửi đường link bảo nhấp chuột vào điền thông tin tài khoản để nhận tiền. Bọn chúng sẽ nói là do gửi tiền từ nước ngoài nên thời gian thực hiện hơi lâu. Nhưng thực chất lấy thông tin tài khoản ngân hàng gồm ID và mật khẩu đăng nhập. Đang quá vui vì có hợp đồng, nếu thiếu cảnh giác, chắc hẳn bạn sẽ “giao nộp” tất cả thông tin.
– Bước 3: Lộ diện
Sau khi bạn cung cấp thông tin nhưng vẫn chưa thấy báo nhận tiền. Lúc đó lý do của các đối tượng đó là do khác ngân hàng, khác quốc gia nên hơi lâu. Nhưng đâu ai ngờ rằng, lúc đó hắn sẽ chiếm quyền truy cập vào tài khoản. Và thực hiện lệnh chuyển tiền qua một tài khoản thứ 3. Và không quên nhắc nạn nhân cung cấp OTP nữa là hoàn thành lệnh. Lúc này toàn bộ tiền của nạn nhân sẽ mất sạch chứ không phải được chuyển vào.
CẢNH GIÁC!!!
Hiện nay, có rất nhiều hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản qua mạng xã hội. Có thể là chuyển tiền qua thẻ ngân hàng và yêu cầu bạn cung cấp thông tin, mã OTP. Hoặc là quà tặng kết bạn làm quen, rồi tặng từ nước ngoài và bắt buộc bạn phải đóng phí mới được nhận quà. Kịch bản lừa đảo này xảy ra khá nhiều trong thời gian gần đây. Nhưng vẫn có không ít người nhẹ dạ cả tin và ham lợi nên bị mắc bẫy.
Mọi người nâng cao cảnh giác, cần đủ tỉnh táo và tìm hiểu, phân tích vấn đề để không trở thành nạn nhân của trò lừa đảo này . Không bao giờ nhập thông tin ngân hàng qua bất cứ trang web nào ngoài trang chủ và ứng dụng của Ngân hàng trên điện thoại!!!!
Cẩn trọng với các thư điện tử lạ, cuộc gọi lạ từ những người xưng danh nhân viên ngân hàng hoặc đối tác ngân hàng.
Không cung cấp thông tin liên quan tài khoản ngân hàng trên các giao diện khác ngoài trang chủ ngân hàng sử dụng.
Qua câu chuyện trên của một nhân viên môi giới bất động sản. Các bạn cần tỉnh táo để ý, phân tích tình hình. Với những trường hợp từ nước ngoài như vậy, các bạn có thể tìm cách kéo dài thời gian tư vấn. Hoặc có thể nói là sẽ làm việc với chủ nhà, chủ đất để giữ lại căn nhà đó. Chờ khách hàng về nước gặp nhau trực tiếp làm việc. Đừng quá vội vàng để trở thành nạn nhân.
Một số trang web được phát hiện như www.chuyentienle.weebly ; Moneygram, http://nhantienonlinequocte.weebly.com/internetbangking.html,..…
Đọc và share cùng mọi người để không trở thành nạn nhân.