Bien Hoa – Vung Tau Expressway Project hay còn gọi là dự án Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu đã được chấp thuận việc đầu tư.
Thủ tướng Chính phủ đã có công văn đồng ý đề nghị của bộ GTVT vào ngày 7/2 về việc triển khai kế hoạch xây dựng dự án tuyến Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu.
Đây sẽ là tuyến giao thông huyết mạch và rất quan trọng để kết nối 2 vùng kinh tế nổi bật ở khu vực phía nam, dự án này sẽ tạo động lực cho sự phát triển nhiều lĩnh vực, trong đó, lĩnh vực bất động sản cũng được hưởng lợi.
Ông Trịnh Đình Dũng, Phó Thủ tướng Chính phủ đã ký công văn đồng ý và chấp thuận cho UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu lập ra.
Các báo cáo nghiên cứu về tính khả thi và trình lên cho Thủ tướng xem xét và đưa ra quyết định Chủ trương đầu tư xây dựng Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu
Theo như đề nghị lúc trước của Bộ Giao Thông Vận Tải. Đồng thời cũng giao cho Bộ phối hợp và hỗ trợ Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu trong suốt quá trình triển khai dự án Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, luôn phải đảm bảo quy định pháp luật.
KHỞI CÔNG XÂY DỰNG DỰ ÁN CAO TỐC BIÊN HÒA – VŨNG TÀU
2021 – 2025 sẽ là giai đoạn triển khai việc đấu thầu lựa chọn đầu tư và thi công. Khi hoàn thành dự án Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu sẽ có 6 làn xe chạy (trong giai đoạn 1 sẽ xây 4 làn xe), thời gian thu phí sẽ là 23 năm.
Dựa theo thông tin Quy hoạch dự án Cao tốc sẽ có Tổng chiều dài quãng đường là 77.8km, Bộ Giao Thông Vận Tải dự định sẽ chia dự án này thành 2 phần như sau:
Phần 1: Sẽ từ Thành phố Biên Hòa – Đồng Nai kéo dài đến Thị xã Phú Mỹ – Bà Rịa Vũng Tàu có quãng đường là 46.8km, đoạn đường qua tỉnh Đồng Nai với chiều dài 34.2km và chạy ngang qua Bà Rịa- Vũng Tàu là 12.6km.
Điểm đầu của tuyến dự án sẽ giao với tuyến tránh quốc lộ 1 đi qua Thành phố Biên Hòa và cách ngã tư Vũng Tàu về phía Bắc 6.5km.
Điểm cuối của tuyến thì kết nối với nhánh đường vào cảng Cái Mép – Thị Vải.
Phần 2: từ Thị xã Phú Mỹ đến Thành phố Vũng Tàu với chiều dài 31km.
Dự án Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu với dự kiến sẽ triển khai thành phần 2 trước với quy mô từ đoạn mặt cắt từ Thành phố Biên Hòa đến Thị xã Phú Mỹ sẽ là 6 làn xe.
Giai đoạn này sẽ có tổng mức đầu tư gần 15.000 tỷ đồng, trong đó, 12.166 tỷ đồng sẽ qua đoạn tỉnh Đồng Nai, 4.723 tỷ đồng là tiền đền bù cũng như tiền giải phóng mặt bằng.
Khoảng 2.790 tỷ đồng sẽ dùng cho đoạn qua tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, 720 tỷ đồng là số tiền dùng cho công tác giải phóng mặt bằng.
Đối với dự án thành phần 2, UBND tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu và Đồng Nai đã thống nhất ý kiến trong cuộc họp cuối năm là kiến nghị Thủ tướng tách riêng, giao cho tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức đầu tư sau.
Theo Tổng Công ty Tư vấn Thiết kế Giao thông Vận tải – Tedi, đoạn Biên Hòa – Phú Mỹ trong dự án Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu sẽ được triển khai trước, theo dạng đối tác công – tư (PPP).
Dự kiến mức đầu tư là 9.300 tỷ đồng, trong đó, 3.200 tỷ đồng dùng để bồi thường giải phóng mặt bằng.
Vai trò trọng yếu của dự án Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu
Hiện tại, 5 quốc lộ đi qua tỉnh Đồng Nai, Quốc lộ 51 đang có tình trạng ùn tắc giao thông rất nghiêm trọng.
Tuyến đường này được đầu tư để mở rộng, nâng cấp nghiệm thu để đưa vào thu phí từ 4/2013. Với lưu lượng xe trung bình 10 nghìn lượt/ ngày đêm và 30 nghìn lượt/ ngày đêm đối với các ngày cao điểm.
Do số lượng khu công nghiệp ở Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu ngày càng nhiều, cùng với tuyến cao tốc TP. HCM – Long Thành- Dầu Dây (đặc biệt là khúc TP HCM – Long Thành) đã làm lượng xe tăng cao và nhanh chóng so với con số dự đoán ban đầu.
Theo số liệu năm 2018 của Công ty cổ phần phát triển đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu (BVEC), lượng xe trên quốc lộ 51 qua Trạm T2 trung bình 38 nghìn lượt/ ngày đêm, năm 2019 là 40 nghìn lượt/ ngày đêm.
Hơn nữa, chỉ mới khai thác được 40% công suất của Cụm cảng Cái Mép – Thị Vải (Ban đầu là 110 nghìn triệu tấn/ năm. 80% hàng hóa đi và đến cảng là bằng đường thủy nội địa, đường bộ chỉ có 20% theo quốc lộ 51.
Chính phủ đã đầu tư 500 tỷ đồng để khởi công cầu Phước An vào năm 2019 để phá thế độc của tuyến quốc lộ 51 bằng tuyến đường liên cảng dẫn vào đường cao tốc Tp.HCM – Long Thành – Dầu Giây. Nếu cảng Cái Mép – Thị Vải tăng công suất hoạt động, sức ép lên quốc lộ 51 sẽ càng ngày càng lớn, vượt xa mức độ hiện nay nhiều lần.
Sự quá tải của Quốc lộ 51 ảnh hưởng lớn đến kinh tế của 2 tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu.
Tháng 11/2019, lãnh đạo 2 tỉnh cho biết Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu sẽ rất có ý nghĩa cho sự phát triển kinh tế của cả 2 vùng và xóa bỏ được điểm đen kẹt xe trên quốc lộ 51.
Giá trị Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu mang lại cho thị trường Bất Động Sản
Dự án này sẽ kết nối phần lớn các khu công nghiệp của 2 tỉnh như KCN Giang Điền, Tam Phước, Long Đức,… Các KCN ở Biên Hòa 1 và 2, KCN Long Bình hay KCN Amata,… với cảng Cái Mép- Thị Vải.
Trong tương lai, lượng hàng hóa vận chuyển qua đây sẽ rất lớn.
Ngoài ra, tuyến cao tốc này còn chạy qua cảng hàng không quốc tế Long Thành, dự án này sẽ vô cùng quan trọng nếu cảng hàng không đi vào hoạt động.
Giao thông đi trước với sự phát triển, dự án Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu sẽ kéo theo sự phát triển của toàn khu vực xung quanh cao tốc.
Thị trường Bất Động Sản Vũng Tàu quanh tuyến Cao tốc trong năm nay sẽ vô cùng nóng và Aria Vũng Tàu sẽ là tâm điểm.
Bất Động Sản được hưởng lợi từ dự án Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu
Tập đoàn VinGroup: Hiện tại đang khảo sát khu đất rộng 800ha ở xã Bình Ba, Châu Đức, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu để triển khai dự án Khu đô thị Vinhomes Bà Rịa
Danh Khôi Real: Dự án Nhà phố Barya Citi ở phường Long Toàn, TP Bà Rịa – Vũng Tàu
Tập đoàn Novaland: Dự án Đại đô thị Aqua City, thuộc xã Long Hưng, Biên Hòa, Đồng Nai và NovaWorld Hồ Tràm ở xã Bình Châu, Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
Tập đoàn Hưng Thịnh: Dự án Đất nền Biên Hòa New City ở Quốc lộ 51, thuộc xã Phước Tân, Thành phố Biên Hòa, Đồng Nai
Trường Phát Investment: Dự án đất nền Seaway Hồ Tràm Bình Châu và đất nền Biệt thự Eco Bangkok Villas Bình Châu
Tập đoàn FLC: Khu đô thị sinh thái ở Tây Nam Bà Rịa – FLC Núi Dinh với diện tích khoảng 1.700ha